TRAN XUAN AN - GOP PHAN VAO WIKIPEDIA

Saturday, June 24, 2006

WKIPEDIA: THÁI ĐỘ TRUNG LẬP

Cần viết thêm một vài dòng
về "thái độ trung lập"
gửi quý thành viên ở nước ngoài




Chúng ta đã thảo luận, thậm chí tranh luận khá nhiều về "thái độ trung lập". Tôi mạn phép không nhắc lại những gì đã bàn, ngoài hai chữ trung chính, nhưng tôi cũng không đi sâu vào thái độ, tinh thần trung lập một cách trung chính thêm một lần nữa, ở mấy dòng chữ này.

Tôi chỉ thưa với quý thành viên một điều rất thừa, nhưng không viết ra, sẽ trở thành thiếu sót đáng ân hận.

1. Chỉ đối với những cuộc nội chiến hoặc đậm tính chất nội chiến của dân tộc, thái độ trung lập trong việc nghiên cứu sử học mới thật cẩn trọng quá mức cho phép. Tuy nhiên, nếu thời đoạn lịch sử càng xa, chúng ta càng có quyền khách quan tối đa, để xác định bộ phận dân tộc nào chính hay tà, hoặc tất cả đều tà hay tất cả đều chính (mười hai sứ quân; Lê - Mạc; Trịnh - Nguyễn...).

2. Đối với chiến tranh giữa giặc ngoại xâm (Trung Hoa phong kiến, Pháp, Tây Ban Nha, Vatican, Mỹ, Trung Cộng, Kh'Mer Đỏ...) và dân tộc Việt Nam chống xâm lược, chúng ta liệu có trung lập được không? Chắc chắn là không. Chỉ gay go một điều, là trong giai đoạn tìm đường cứu nước, khi đất nước phải chịu nhục nhằn dưới ách nô lệ của Pháp, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) lại dựa vào Liên Xô - Đệ tam Quốc tế Cộng sản. Trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc, chưa từng có một anh hùng dân tộc nào lại dựa vào một thế lực ngoại bang, quốc tế, thậm chí lệ thuộc vào lực lượng ấy khá nặng (ý hệ, vũ khí...) như vậy. Sự thể đó dẫn đến việc hình thành một bộ phận người Việt thuộc thành phần thứ ba (trung lập giữa lực lượng cộng sản [gồm cả Việt Minh] kháng chiến và lực lượng thực dân Pháp, phát xít Nhật xâm lược, chiếm đóng; trung lập giữa hai miền Nam [ngụy + tả đạo] - Bắc [cộng sản đậm màu Nga - Trung]; trung lập giữa hai khối tư bản và cộng sản trên thế giới). Điều này có thể thấy được và có thể cảm thông sâu sắc, mặc dù vẫn nhận thức rõ chiến công đánh Pháp, tả đạo, Nhật, Mỹ, Bành trướng Trung cộng, Kh'Mer Đỏ của cách mạng do Hồ Chí Minh - Lê Duẩn lãnh đạo là rất lớn, tuy không toàn bích.

3. Từ những lẽ như thế, chúng ta nên trung lập một cách trung chính tùy từng giai đoạn lịch sử khi nghiên cứu, đánh giá nhân vật, sự kiện lịch sử. Xin lưu ý: Tùy từng giai đoạn lịch sử, như đối với giai đoạn 1930 - 1975 chẳng hạn, thì trung lập còn có thể có lí, có cơ sở lịch sử. Nhưng trung lập thế nào được đối với những giai đoạn trước giai đoạn ấy! Nghiên cứu chiến tranh Pháp - Việt từ 1858 đến 1885 và mãi đến thập niên 20/XX (trừ phong trào cầu Nhật kháng Pháp vốn cũng dựa vào ngoại bang [*]), làm sao trung lập giữa 2 phía ngoại xâm và chống ngoại xâm được! Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và triều đình Huế trung lập giữa Pháp và Đại Thanh (Trung Hoa), nhưng vẫn ở về một phía là Đại Nam mà chống lại cả Pháp lẫn Hoa. Sự thể ấy là khác biệt.

Thực chất, nói chung, trung lập hay đứng về một phía chính nghĩa là do đối tượng nghiên cứu (tùy giai đoạn lịch sử) quy định, chứ không phải do chủ quan của người nghiên cứu.

4. Chỉ khi viết cho các loại tổ chức báo chí, xuất bản có tính chất toàn cầu với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như WIKIPEDIA mới nên trung lập, nhưng cũng phải trung lập một cách trung chính. Nếu ở trong nước, viết và giảng dạy một cách "trung lập "máy móc"" như thế, thì viễn cảnh mất nước là có thể thấy được, không xa. Sở dĩ người Việt giữ được nước là nhờ được hun đúc tinh thần chống ngoại xâm từ trong nhà, trong trường học và từ sách báo trong nước. "Trung lập" thế nào được! Tuy vậy, không phải vì chủ nghĩa yêu nước (bao gồm ý chí chống ngoại xâm) mà người nghiên cứu sử học lại vi phạm tính khách quan sử học. Đây là một khía cạnh rất tế nhị nhưng cũng rất rõ ràng, có điều lí giải, trình bày, phải rất dài. Hi vọng quý thành viên thấy giúp điều này.

Những dòng chữ trên, tôi viết như vậy là viết thẳng, viết thật. Đó là suy nghĩ của tôi, không phải là quan điểm chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kính mong quý thành viên hiểu giúp.

Trân trọng & cảm ơn.

TXA. 58.186.44.23 13:28, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)

__________________

[*] Nhật đã là một lực lượng dựa vào thế lực thực dân Âu Mỹ để xâm lược Cao Ly từ 1875, nhất là sau khi Nhật đã bắt tay với Pháp, trục xuất các sĩ phu Đông Du (1908), và càng tệ hại hơn, khi Nhật trở thành phát-xít, với chính sách "Đại Đông Á", thực chất là chiêu bài bịp bợm, trực tiếp xâm lược nước ta (dẫn đến hơn 2.000.000 dân Việt chết đói), đa số dân Việt không còn hi vọng gì vào thế lực ngoại quốc giúp đỡ để chống Pháp. Rất nhiều người cho rằng theo Nga cộng, Trung cộng cũng chỉ "rước voi về dày mả tổ", "cõng rắn cắn gà nhà" mà thôi.

13:59, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Trần Xuân An có sửa đổi vài chữ 03:09, ngày 25 tháng 6 năm 2006 58.186.33.219 (UTC)

+++ Việt Nam, 10 giờ 30', 25-06 HB6 (2006) +++

Friday, June 23, 2006

WIKIPEDIA - KIẾN PHÚC (bản lưu B)

Wikipedia KIEN PHUC 23 & 24-06 HB6 ( 2006 )


Thay lời dẫn: Trả lời thành viên Mekong Bluesman

1. Riêng về tiểu mục "Cái chết của Kiến Phúc", hơn một trăm năm nay, bởi vì khá nhiều người vẫn còn "mê tín" vào các tư liệu của người Pháp (thực dân Pháp, giám mục, linh mục Pháp), "được" đào tạo trong nhà trường Pháp thuộc, kém dần chữ Hán (ĐNTL.CB., châu bản chưa dịch), nên vẫn còn tình trạng "bán tín, bán nghi" về tin đồn, "dư luận" quanh cái chết của Kiến Phúc. Phương pháp phân loại tư liệu sử học bị xem nhẹ, cứ đánh đồng các loại, thậm chí "mê tín" sách báo của giám mục, linh mục hơn, cũng là nguyên nhân quan trọng, dẫn đến tình trạng "bán tin, bán nghi" ấy. TRUNG LẬP "MÁY MÓC", phải chăng chính là vậy đó! Thế mà không ít cuốn sách của những "Lê Tắc thời cận - hiện đại" trong nước, ngoài nước, trong Nam, ngoài Bắc được thổi phồng.

Vì vậy, cứ tranh cãi mãi không thôi. Vả lại, tôi muốn giải quyết vấn đề cho dứt khoát.

Từ những lí do đó, bài viết cần có sức thuyết phục, bằng chính các tư liệu có xuất xứ đầy đủ, đồng thời cần bình chú vài nét về các tư liệu ấy. Thêm vào đó, phải lập luận chặt chẽ trên cơ sở những tư liệu đã đưa ra.

(Xin mạn phép được nhắc lại: Nếu cứ TRUNG LẬP "MÁY MÓC", không phân loại tư liệu và đánh giá độ khả tín của từng tư liệu, tình trạng "bán tín, bán nghi" cứ còn mãi! Thủ đoạn gieo nghi án vào nhân vật lịch sử, thủ đoạn tung hỏa mù vào sự kiện lịch sử vẫn không bao giờ chấm dứt!).

Có lẽ thành viên Mekong Bluesman hiểu vì sao mà bài lại dài (thật ra cũng không dài gì lắm!).

2. Tình trạng của bài viết chính hiện nay: Phần chính văn của bài khá ngắn, nhưng phần chú giải tư liệu lại khá dài, so với các bài viết khác (đến nay, hiện trạng bài viết là cả hai phần gần tương đương). Ấy là do một vài thành viên đưa hầu hết tư liệu và bình chú tư liệu xuống dưới. Tôi có nói về điều này (phân biệt chức năng, tầm quan trọng của chính văn và cước chú). Sau đó, có thành viên khác đưa một số trích đoạn tư liệu quan trọng lên phần chính văn, cho hợp lẽ. Đến nay, hình dạng bài viết như thế cũng được, không có gì lạ cả. Có khá nhiều cuốn sách, bài viết, trong đó 2/3 là chú giải, 1/3 là chính văn. Ai muốn ngắn gọn, dễ đọc mà vẫn nắm được thông tin chính, chỉ cần đọc phần chính văn. Ai còn thắc mắc, đi sâu vào nghiên cứu, xin mời đọc thêm phần chú giải.

3. Sở dĩ trong tiểu mục này có các chữ "Trần Xuân An", "nhà nghiên cứu Trần Xuân An" là do các thành viên khác thêm vào. Quý vị ấy xếp ý kiến tôi vào loại ý kiến mang màu sắc cá nhân, chứ không phải của Wikipedia. Tôi thấy như thế cũng không sao. Văn chính luận, ngay cả văn nghiên cứu, ít nhiều có sắc thái biểu cảm của người viết là hợp lẽ thông thường. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những dòng chữ của mình (thực sự là khoảng 90% bài viết, trừ những chữ thêm vào bớt ra bởi nhiều thành viên khác).

4. Tôi nhận thấy tiểu mục này ở bài viết chính như tôi trưng cầu ý kiến là đã hoàn chỉnh. Tôi cũng không thấy thú vị gì khi cứ tranh luận trong điều kiện các thành viên cứ giấu tên tuổi, quê quán. Đành rằng "nặc danh" cũng là quyền, ý kiến "nặc danh" cũng không phải không có giá trị, nhưng "nặc danh" cũng có thể dẫn đến thái độ vô trách nhiệm trước những dòng chữ của mình. Tôi vẫn ước mong các nhà sử học có tên tuổi lên tiếng phản đối, nhưng chẳng thấy ai.

Trân trọng & cảm ơn.

Xin lỗi, có một số từ ngữ tôi dùng hơi biểu cảm trong những dòng trả lời này.

09:27, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Trần Xuân An



Tôi đã đưa bài "Trả lời thành viên Mekong Bluesman" vào khung blog lưu trữ để tránh những sửa đổi từ ngữ trong bài:

http://www.tranxuanan-wikipedia.blogspot.com

Trần Xuân An 210.245.31.16 00:31, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)





Kiến Phúc

http://vi.wikipedia.org/
wiki/Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Đang bàn cãi về thái độ trung lập (TĐTL) của bài này.
Xin xem thảo luận ở trang thảo luận.


Kiến Phúc
Năm sinh-mất: 1869–1884

Tên húy:
Nguyễn Phúc Ưng Đăng
Trị vì: 1883–1884
Triều đại:
Nhà Nguyễn

Niên hiệu:
Kiến Phúc (1883-1884)
Miếu hiệu:
Giản Tông
Thụy hiệu:
Nghị Hoàng Đế
Vua Kiến Phúc (1869–1884) là vị vua thứ 7 của nhà Nguyễn, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời.

Mục lục
[giấu]

• 1 Tiểu sử
o 1.1 Thiếu thời
o 1.2 Trị vì
• 2 Cái chết của Kiến Phúc
o 2.1 Các ý kiến cho là đầu độc
o 2.2 Các ý kiến cho là chết tự nhiên
o 2.3 Chú giải
• 3 Xem thêm
• 4 Cái chết của Kiến Phúc (bản đầy đủ, hoàn chỉnh, đã trưng cầu ý kiến)
o 4.1 Các ý kiến cho là chết do đầu độc
o 4.2 Các ý kiến cho là chết do bệnh nan y
o 4.3 Chú giải
o 4.4 Xem thêm


A. Tiểu sử

I. Thiếu thời

Vua Kiến Phúc tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng được sinh ra đời vào ngày 2 tháng giêng năm Kỷ Tỵ, tức 12 tháng 2 năm 1869.

Vua Tự Đức vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên không có con. Ông nhận 3 con trai của hai người em làm con nuôi, trong đó con đầu là vua Dục Đức. Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi thứ ba và giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.

II. Trị vì

Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2 tháng 12 năm 1883, Ưng Đăng được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Khi đó Ưng Đăng mới 15 tuổi, mọi việc đều do hai đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định.

Đại Nam thực lục chính biên (ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 18 - 20), ghi nhận rằng: Ưng Ðăng được tin triều đình tới rước mình về làm vua, đang đêm khuya khoắt, nên rất sợ hãi, nhưng vẫn bị đem lên kiệu đưa về kinh thành. Ưng Đăng nói, "Ta còn bé, sợ không làm nổi", nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tâu "Xin lấy tôn miếu, xã tắc làm trọng", và đưa lên ngôi với sự đồng ý của hoàng thái hậu Từ Dũ.

Sau khi nhà Thanh (Trung Hoa) kí Hòa ước Thiên Tân với Pháp, triều đình Đại Nam (Việt Nam), ở tình thế bị cô lập hoàn toàn, đành phải chấp nhận Hiệp ước Giáp Thân (1884). Tuy vậy, triều đình Đại Nam, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, vẫn cố gắng thúc đẩy sự tiếp diễn thế trận "tọa sơn quan song hổ đấu" (cuộc chiến Pháp - Hoa). Nhiều quan thấy vậy, từ quan, ở ẩn hoặc đơn độc chiêu mộ quân, khởi binh chống Pháp, hoặc chiến đấu dưới cờ quân Thanh.

Triều đại Kiến Phúc chỉ kéo dài 8 tháng. Từ tháng tư (âm lịch) năm Giáp Thân, Kiến Phúc ngã bệnh. Ngày 10 tháng 6 âm lịch năm này, (31 tháng 7 năm 1884), Kiến Phúc mất vào giờ ngọ (Quốc sử quán triều Nguyễn, ĐNTL.CB., sđd., tr. 150 – 151).

Lúc mất, Kiến Phúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái.

Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế miếu và có miếu hiệu là Giản tông Nghị Hoàng đế. Lăng của Kiến Phúc, hiệu Bối lăng, ở phía trái Khiêm lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.


B. Cái chết của Kiến Phúc

Quốc sử quán triều Nguyễn [1] viết:

"Vua không khỏe, tháng tư trước, ngọc thể vi hoà, đình thần đã xin vua tĩnh dưỡng, và chia nhau đi cầu đảo các linh từ; sau đó đã khỏe, nhưng chưa được bình phục như cũ; đến ngày mồng 7 tháng này, ngày kỷ mão, mới ngự điện Văn Minh, chịu lễ chầu mừng, ban thưởng lụa hoa cho các bầy tôi có sai bậc, rồi sau lại không được khỏe. Thái y tiến thuốc, không thấy công hiệu. Ngày mồng 10, nhâm ngọ, bệnh kịch; giờ ngọ hôm ấy vua mất ở chính điện Kiền Thành.

Hoàng thái phi bèn vời bọn Tôn nhân phủ Miên Định, phụ chính phủ thân đại thần Hồng Hưu, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Hộ bộ thượng thư Phạm Thận Duật, truyền bảo hoàng đế di chúc rằng: "Hoàng đế đức mỏng, có em là Ưng Lịch có học có hạnh, hoàng đế như có mất đi, truyền bảo tôn nhân phụ chính nên lấy Ưng Lịch vào nối ngôi lớn, để phụng tôn miếu; lại đại lễ tiên hoàng đế chưa xong, và lấy của dùng chưa sẵn, vậy hợp thành tang lễ châm chước làm được 4, 5 phần mà thôi, chớ cầu thể lệ".

Bấy giờ, Miên Định công và phụ chính thân đại thần truyền lệnh cho biết. Tôn nhân phủ, văn võ đình thần bèn hợp từ tâu lên Từ Dụ thái hoàng thái hậu; hoàng thái hậu rước công tử Ưng Lịch (là con thứ 5 Kiên Thái vương Hồng Hợi, biện phụng vương ấy), vào nhà tang xưng là tự quân, phàm việc tâu xin tuân hành; chọn ngày lành làm lễ tấn tôn (đó là vua Hàm Nghi)...".


Đó là một cái chết hoàn toàn do bệnh kéo dài và tái phát, không phải bất ngờ (có truyền di chúc). Tuy nhiên, có nhiều tài liệu khác ghi lại các thông tin liên quan đến cái chết của Kiến Phúc, trong đó xoay quanh vấn đề Kiến Phúc có bị Nguyễn Văn Tường đầu độc hay không. Phần dưới đây trình bày theo trình tự lịch sử của các tài liệu hiện đang mâu thuẫn với nhau về việc này.

[sửa]
I. Các ý kiến cho là chết do đầu độc

Trong "Việt Nam sử lược", Trần Trọng Kim chỉ cước chú thêm về chuyện Nguyễn Văn Tường đầu độc Kiến Phúc như là một tin đồn. Ông ghi: "Lại có chuyện rằng:...".[2]

Sau này các tác giả như Phạm Văn Sơn [3][4], Tôn Thất Bình [5] v.v. viết thêm về tin đồn Kiến Phúc bị Nguyễn Văn Tường cho uống thuốc độc chết vì bị vua bắt gặp đang tư tình với bà Học phi Nguyễn Thị Hương. Để bịt miệng vua, lợi dụng lúc vua đang bệnh, Nguyễn Văn Tường đưa thang thuốc độc để Học phi bỏ vào thuốc trị bệnh của vua, sắc ra, dâng vua uống.

Theo một số nguồn khác (học giả Bửu Kế [6], nhà biên soạn sử Phan Khoang [7] có liệt kê, giáo sư Trần Văn Giàu [8] có đề cập và nhất trí) thì Nguyễn Văn Tường cùng Tôn Thất Thuyết đã bàn định với nhau, quyết đầu độc Kiến Phúc để đưa Hàm Nghi lên ngôi, bởi Kiến Phúc cũng theo Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa.

[sửa]
II. Các ý kiến cho là chết do bệnh nan y

Khâm sứ Pháp Rheinart [9] ghi rằng vua mất vì bệnh và không quên ghi thêm theo suy nghĩ của chính Rheinart, ấy là do sự độc đoán của hai phụ chính. Nguyên văn như sau:

"... Cha của vua đã mất vì bịnh điên. Cái chết của vua [Kiến Phúc] là một cái chết tự nhiên [mort naturelle], nhưng nó đã đến một cách quá bất ngờ làm cho mọi người kinh ngạc. Ðứa trẻ đáng thương đã làm vua một cách miễn cưỡng: nó sống trong sự kinh hoàng, luôn luôn lo sợ bị một số phận như người tiền nhiệm, buồn bực, trầm mặc, trốn tránh mọi người. Trong một thời gian khá lâu nó không dậy nổi, tôi không biết nó có thể đứng lên mà không cần người đỡ không, từ lúc bị bịnh, nghĩa là từ ba tháng nay...".

Một số nhà nghiên cứu [10] với các phương pháp luận mà họ cho là khoa học, có thẩm định, phân loại và đối chứng sử liệu, cho rằng các nguồn thông tin về giả thuyết đầu độc là không chính xác, và đưa ra kết luận là vào giai đoạn lịch sử này ở Việt Nam, lực lượng quân Pháp và những người theo họ muốn tung tin để hạ uy tín Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết (những người chủ trương chống Pháp) và làm triều Nguyễn rệu rã, suy vong[11].

Đồng thời, cũng căn cứ vào sử liệu gốc ("Đại Nam thực lục, chính biên", kỉ đệ ngũ), cùng với quy chế nội cung liên quan và bằng tư duy thực nghiệm, những nhà nghiên cứu này, trong đó có Trần Xuân An[12], khẳng định rằng vua Kiến Phúc mất vì bệnh tái phát nguy kịch, mọi loại thuốc thang do các quan ngự y dâng lên đều vô hiệu, bệnh không thể thuyên giảm. Trần Xuân An[12] cho rằng Phạm Văn Sơn, Tôn Thất Bình... đã đưa vào các tình tiết mang tính tiểu thuyết và hư cấu, nói về tin đồn như thể về sự thật, hoặc họ thiếu kiến thức về quy chế nội cung, công việc của Viện Thái y, Thị vệ đại thần, cụ thể là nguyên tắc nghiêm ngặt trong việc bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc và sắc thuốc dâng lên vua.

Kiến Phúc là một vị vua trẻ, thông minh, hạnh kiểm tốt và có chí duy tân, nhưng tiếc thay đã mắc phải bạo bệnh, đúng như nội dung bản kim sách trong lễ tấn tôn tên thụy và tên hiệu:

“Kính nghĩ:

Đại hành hoàng đế [cách gọi vua mới mất - ct.] anh minh chất tốt, hiếu hữu tinh kiêm. Ngày chửa lên ngôi, người đều mong đợi. Kịp khi kính nối nghiệp lớn, ngửa theo chí xưa, tấc dạ tiếng lo, dựng làm trăm việc. Kính sợ trời trong khi biến chuyển, bắt phép tổ, đốc chí nối noi… […]… Kinh diên ngày ngự, nghiên cầu học thuật đế vương. Sử yếu sửa sang, xem xét việc làm sau trước… […]… Vả lại thời sự đương nhiều gian nan, ngày cùng với phụ chính thân thần và đại thần [viết rút gọn là: phụ chính thân, đại thần], đo đắn cơ nghi, tính kĩ công việc, làm cho ngoại tình thiếp phục [:tình hình bên ngoài ổn định, thuận theo - ct.], chuyển nguy làm yên. Chưa kịp một năm mà thiện chính không sao xiết kể! Đương cho là mặt trời mới mọc, thị thính duy tân, không ngờ đám mây che khắp mặt hồ [:vua chết - ct.], mọi người gào không kịp nữa! Than ôi, đau thương thay!”…

“Kính nhớ đại hành hoàng đế, lòng chuộng cao xa, đạo theo khiêm tốn. Khi chưa tức vị, tiếng nhân hiếu đồn khắp mọi nơi. Lúc đã lên ngôi, lời ca ngợi hầu vang khắp chốn. Buổi mặt trời mọc, gặp biên [thùy - ct.], [triều - ct.] đình đa gian, lo lắng một niềm, sửa sang trăm việc. Đem lòng kính để thờ trời, thì đặt đàn giao tế lễ… […]… Mở kinh duyên [:diên; kinh diên: nơi vua học tập - ct.], để tìm xem chính trị dở hay. Chép sử yếu, để xét việc xưa nay suy thịnh…” [13].


[sửa]
Chú giải

[1] ▲ "Đại Nam thực lục, chính biên" [ĐNTL.CB.], tập 36, Nxb. Khoa học xã hội [KHXH.], Hà Nội, 1976, tr. 150 – 151).

[2] ▲ Trần Trọng Kim, "Việt Nam sử lược" (xuất bản lần đầu 1921, Nxb. Tân Việt trước 1975 tái bản nhiều lần, và Nxb. Trẻ TP. HCM. tái bản 1999, tr. 571).

[3] ▲ Phạm Văn Sơn, "Việt sử tân biên" (trọn bộ 5 tập gồm 7 cuốn), cuốn 6 (tức tập 5 trung), in tại nhà in Bùi Trọng Thúc (đường Võ Tánh, Phú Nhuận), Sài Gòn, 1963, tr. 13 & 14. Trong tập 5 trung, Phạm Văn Sơn có ghi: "Câu chuyện trên đây có sự thực hay không, hoặc vua Kiến Phúc chết vì bệnh hơn là vì bị đầu độc, ngày nay khó ai nói chắc được...", nhưng lại viết cả một trang sách về vụ này với các chi tiết như Nguyễn Văn Tường lả lơi với Học phi, họ trao thuốc lá hút dở cho nhau một cách tình tứ, rồi Kiến Phúc thốt ra một câu đe dọa giết cả ba đời nhà Nguyễn Văn Tường...Giờ vua mất ghi trong sách này không khớp với chính sử.

[4] ▲ Phạm Văn Sơn, "Việt sử toàn thư", 1 tập, tác giả tự xuất bản, in tại Thư Lâm ấn thư quán, Sài Gòn, 1960, tr. 661 & 669. Trong tập này, Phạm Văn Sơn cũng chỉ cước chú: "Theo dư luận ở Huế..." nhưng lại viết: "Vua Kiến Phúc ở ngôi được hơn 6 tháng và mất ngày mồng 7 tháng tư năm Giáp Thân (1884) trong một trường hợp vô cùng thê thảm như trên đã kể". Ngày mất của vua ghi trong sách này không khớp với chính sử.

[5] ▲ Tôn Thất Bình, "Kể chuyện chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn", Nxb. Đà Nẵng, 1996, tr. 95. viết: "Cái chết của Kiến Phúc tuy vẫn còn trong vòng bí mật nhưng người đời nghi là Nguyễn Văn Tường đã đánh tráo thuốc của Thái y viện...". Ông còn trích dẫn "Vè thất thủ kinh đô" ở một dị bản nào đó với một đoạn mà trong 7 bản lưu hành trước đây do Lương An sưu tầm, chỉnh lí, đều không có đoạn ấy. Có thể đoạn ấy thuộc dị bản thứ 8, gọi là "bản Đạm Hiên". Lương An đã thẩm định bản Đạm Hiên này như sau: "Cũng xin nói thêm là chúng tôi có một bản đánh máy bản do ông Đạm Hiên ở Huế hiệu đính năm 1969. Nhưng đây là một bản gần như viết lại hoàn toàn, không phải là hiệu đính, nội dung lại có nhiều lệch lạc. Bản này chúng tôi không dùng" (Lương An, bản thảo "Vè chống Pháp", viết tay, chụp lại; tr. 2 của bài "Về công tác văn bản và chú thích vè "Thất thủ kinh đô"" thuộc bản thảo này).

[6] ▲ Bửu Kế, "Chuyện triều Nguyễn", (bài "Tòa Khâm sứ Pháp"), Nxb. Thuận Hóa, 1990, tr. 89. Trong 3 giả thuyết mà Bửu Kế liệt kê, có 2 giả thuyết như sau: "1. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đồng ý giết vua Kiến Phúc, tôn một vị vua nhỏ tuổi hơn để dễ việc nắm trọn quyền bính. 2. Hai vị quyền thần cho rằng Hiệp ước Harmand [lỗi in ấn, đúng ra là Hiệp ước Patenôtre ký ngày 6 tháng 6 năm 1884 (13 tháng 5 âm lịch) thay thế cho Hiệp ước Harmand giữa Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật, Tôn Thất Phan đại diện cho nhà Nguyễn và Jules Patenôtre đại diện cho Pháp gồm 19 khoản.], các quan Việt Nam đã nhân danh vua Kiến Phúc để kí kết với Pháp, nếu vua Kiến Phúc không còn nữa thì hiệp ước sẽ mất hết hiệu lực" (trích nguyên văn).

[7] ▲ Phan Khoang, "Việt Nam, Pháp thuộc sử, 1862 - 1945", bản in lần thứ 2 (tăng bổ), Phủ QVK. đặc trách văn hóa (Tủ sách Sử học) xb., 1971, tr. 335, ở cước chú, cũng liệt kê tương tự như trên, nhưng gộp lại thành 3 luồng tin, và viết về nguồn tin thứ 3 như một tiểu kết: "Nhưng phần đông đều cho là vua chết vì bệnh" (nguyên văn).

[8] ▲ Trần Văn Giàu, "Chống xâm lăng", Nxb. TP. HCM. tái bản trọn bộ, 2001, tr. 451. Trích nguyên văn: "Đa số đình thần và cả vua Kiến Phúc với hoàng gia lại thường tư thông với khâm sứ Pháp ở Huế, làm trở ngại công việc của Tôn Thất Thuyết, cho nên đến tháng 7 năm 1884 chúng ta sẽ thấy Kiến Phúc chết bất ngờ, mờ ám; Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường sẽ chọn Ưng Lịch lên ngôi là vua Hàm Nghi mới 12 tuổi...".

[9] ▲ M. Rheinart, "Premier chargé d’affaires à Hué - Journal, notes, et correspondance" (Viên đại biện đầu tiên ở Huế - Nhật kí, ghi chú và thư tín), L. Sogny bình giải & ghi chú, Bulletins des Amis du vieux Húe (BAVH. / Tạp chí Những người bạn cố đô Huế), số 1 & 2, 1943, tr. 173.

[10] ▲ Nhiều tác giả, "Kỉ yếu Hội nghị Khoa học lịch sử, với đề tài "Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường"", ĐHSP. TP. HCM., 20/6/1996; Nhiều tác giả, "Hội thảo khoa học về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) - Các báo cáo khoa học", Hội KHLS Thừa Thiên - Huế & TT. Khoa học xã hội & nhân văn Đại học Huế, 02/7/2002. Về chủ điểm này, có thể tìm đọc các bài của PGS. TS. Đỗ Bang; giảng viên, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc; giảng viên, nhà nghiên cứu Trần Thị Thanh Thanh v.v. trong 2 tập kỉ yếu trên. Ngoài ra, chủ điểm còn được nghiên cứu, thể hiện trong:

+++ Các luận văn cử nhân của Trần Thị Kim Hoa, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Lê Tiến Công;

+++ Một số bài báo trên "Tạp chí Xưa & Nay"..., trong đó, có bài của Trần Xuân An.
Để tham khảo, có thể chép lại một đoạn "Hạnh Thục ca" của Lễ tần Nguyễn Nhược Thị Bích:

"Nào ngờ nhiều nỗi chẳng may
Trị vì sáu tháng bệnh rày lại mang
Hết lòng khấn vái thuốc thang
Gẫm âu số mệnh đành khôn [*] cãi trời
Nương mây chút sớm tếch vời
Năm Thân tháng sáu rụng rời cành xuân".


[*] Chua thêm: [khôn = không thể; chăng = chẳng, không / cách dùng từ kiểu cổ].

[11] ▲ Sách "Đại Nam thực lục chính biên" (ĐNTL.CB, tập 36, sđd., tr. 176 - 178) ghi nhận: Qua một bản tấu nghị, trước đình thần, Tôn nhân phủ, luận tội của Gia Hưng vương Hồng Hưu loạn luân với công chúa Đồng Xuân (ĐNTL.CB., tập 36, như trên & tập 37, tr. 61 - 62 xác định có thật) và câu kết với Pháp (Pháp định đưa Hồng Hưu lên ngôi vua), Tôn Thất Thuyết cho rằng chính khâm sứ Pháp Rheinart đã nhân việc vua Kiến Phúc mất, vua Hàm Nghi đăng quang với tư cách một hoàng đế độc lập mà đưa tin gièm pha triều đình rất nhiều, nhưng không nói rõ là gièm pha rất nhiều về việc cụ thể gì. Nếu chỉ căn cứ đoạn trích nguyên văn nhật kí của Rheinart đã được trích dẫn bên trên, người đọc nhận thấy Rheinart viết về cái chết do bệnh của Kiến Phúc, nhưng không quên ý tưởng đổ tội cho hai phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, ấy là do sự độc đoán của họ. Kết hợp với bản tấu của Tôn Thất Thuyết, trong đó có dẫn lời Lemaire, thì chắn chắn Rheinart đã tìm mọi cách để tạo ra dư luận tại Huế (Đại Nam) và tại Paris (Pháp) để lật đổ hai vị phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết.

Về tư liệu này, để rộng đường công luận, bài viết cung cấp thêm ý tưởng trong một cuốn sách của Trần Xuân An, được chính tác giả diễn đạt lại như sau:

"Bản tấu nghị của Tôn Thất Thuyết (ĐNTL.CB., tập 36, sđd., tr. 176 - 178) thể hiện sự xác nhận mặc nhiên (vô hình trung) của ông về nguyên nhân cái chết của Kiến Phúc là do bệnh, như Quốc sử quán đã chép; đồng thời, qua bản tấu nghị ấy, Tôn Thất Thuyết cũng chỉ rõ phạm vi đối tượng mà Rheinart đưa tin gièm pha:

"Ngày tháng sáu, Giản tông Nghị hoàng đế mất, bọn chúng tôi vâng tuân lời di chúc, chọn lấy ngày 13 làm lễ tấn quang [vua Hàm Nghi - ct.]" [...];

"[...] “Trước đây về khoản làm lễ tấn tôn [vua Hàm Nghi đăng quang - ct.] và việc Hồng Hưu [bị xét xử công khai, bị thi hành án - ct.], có người không bằng lòng (ám chỉ vào Lê-na [Rheinart - ct.]), đưa tin gièm pha đã nhiều".


"Như đã trần thuật tóm tắt bên trên, đây là một bản tấu nghị công khai trước đình thần, Tôn nhân phủ, nội dung là luận tội Gia Hưng vương Hồng Hưu: tội loạn luân có quả tang và tội tiết lộ thông tin mật ("quân quốc trọng sự") cho Pháp, câu kết với Pháp, để đại tá Pháp Guerrier từ Bắc Kỳ đem quân vào Huế uy hiếp, chiếm đóng Mang Cá. Qua đó, ta thấy: Đối với một hoàng thân như Hồng Hưu, khi phạm tội về luân lí và chính trị như thế, cũng bị công khai xét xử và chịu hình phạt. Mở rộng ra: Không những Hồng Hưu, mà còn nhiều hoàng thân khác, cũng bị xét xử, chịu án như thế (phần lớn là án về đạo đức), suốt cả các triều vua Nguyễn. Tất cả đều được ghi chép vào "Đại Nam thực lục chính biên", "Đại Nam liệt truyện". Từ đó, chúng ta có thể thấy vụ việc thêu dệt vu khống quanh cái chết của Kiến Phúc là hoàn toàn không có thật. Nếu có thật như các luồng tin đồn đãi, đơm đặt, chắc chắn Quốc sử quán đã ghi chép vào "Đại Nam thực lục chính biên" như đã ghi chép về Hồng Hưu...".

Và sau đây là nguyên văn đã công bố trên một tạp chí điện tử:

“Nguyễn Văn Tường dũng cảm, mưu trí và nhận một kết quả bi đát, đậm tính hi sinh cao cả hơn Tôn Thất Thuyết nhiều lần. Nguyễn Văn Tường còn là một Nguyễn Trãi, tuy bi kịch mỗi người một khác – không có quan hệ yêu đương gì với Học phi (bà được phong hoàng thái phi như mẹ ruột của Hiệp Hòa, vì Hiệp Hòa đã tạo ra tiền lệ)”.

“Chính "Đại Nam thực lục, chính biên", đệ tứ và đệ ngũ kỉ, biên soạn chủ yếu dưới thời Thành Thái, lại khắc in cũng ở thời Thành Thái, năm thứ 6 (1894) đến năm thứ 14 (1902) – Thành Thái là con trai của Dục Đức! – đã làm sáng tỏ nhân cách đạo đức của Nguyễn Văn Tường trong bi kịch bị vu khống này, cũng như tất thảy những vụ việc khác, một cách chi tiết trong hạn chế của ý hệ bảo hoàng! [ĐNTL.CB., các tập 27 – 36, sđd.; lời dụ và tờ tâu về việc khắc in, tr. 12 và tr. 17 (tập 27), tr. 5 và tr. 13 (tập 36)]”.

(Xem: Trần Xuân An, “Nguyễn Văn Tường, 'những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được'", tập khảo luận & phê bình sử học, bài “NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) VỚI NHIỆM VỤ LỊCH SỬ SAU CUỘC KINH ĐÔ QUẬT KHỞI (05 THÁNG 7.1885)”, Tạp chí điện tử Giao Điểm, số tháng 5-2005 (đăng ngày 6.5.2005):

http://www.giaodiem.com/mluc/
mluc_III05/505_nvtuong_II.htm
).

Từ những luận cứ, luận chứng thanh minh cho Nguyễn Văn Tường và Học phi (không phải đầu độc; không có việc tư tình vô luân lí; Học phi sống đến năm 1893 với hạnh kiểm tốt, không chịu một bản án truy cứu nào), đồng thời thanh minh cho Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết (không phải đầu độc; không phải không dám xét xử công khai như đối với Dục Đức, Hiệp Hòa), người đọc thấy Trần Xuân An đã cố gắng làm sáng tỏ về cái chết của Kiến Phúc: không phải chết vì thân Pháp, phản quốc (như Dục Đức, Hiệp Hòa) và cũng không phải chết trong sự dơ bẩn về luân lí (nạn nhân của một vụ dâm ô), Kiến Phúc là một vị vua trẻ có tâm, có chí với đất nước, không may đã chết vì bệnh nan y trong thuở bấy giờ.

[12] ▲ 12,0 12,1 Trần Xuân An, "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)", truyện - sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, đã được Hội đồng Tư vấn, phản biện & Giám định thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam giám định, Tổng thư kí Hội Khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc viết lời giới thiệu, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.

[13] ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 165 – 169. Xem:

"Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường",
tập IV, tệp 3


http://www.tranxuananpcdtnvt4a.blogspot.com

[sửa]
Xem thêm:

1. Nguyễn Văn Tường (Wikipedia - Tiếng Việt)

2. Bài nghiên cứu Nguyễn Quốc Trị về đề tài này

3. "Hoàng tộc lược biên" & "Nguyễn Phước tộc giản yếu", viết về Kiến Phúc (Kiến Phước)

4. Quốc sử quán triều Nguyễn, “Quốc triều chính biên toát yếu”, bản tiếng Việt của Quốc sử quán triều Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, 1998, 548 – 555.

“Quốc triều chính biên toát yếu” (bản e-book, tr. 213 – 215):

http://chuyenluan.net/LichSuVN/
Quoc%20Trieu%20Chanh%20Bien%20Toat%20Yeu.pdf


___________

Website nguyenphuoctoc – KienPhuc :

http://www.nguyenphuoctoc.com/
giapha/29kphuoc.htm


YAHOO SEARCH :

http://216.109.125.130/search/cache?ei=
UTF-8&fr=sfp&p=%22Nguy%E1%BB%85n
+V%C4%83n+T%C6%B0%E1%BB%9Dng%22&u=
www.nguyenphuoctoc.com/giapha/29kphuoc.htm&w=
%22nguy%E1%BB%85n+v%C4%83n+t%C6%B0%E1%BB%9Dng
%22&d=G47KSzmtMvSq&icp=1&.intl=us


TRÍCH NGUYÊN VĂN (theo LINKs trên):

"Đức Giản Tôn Nghị Hoàng Đế, con thứ 3 (con nuôi) của Đức Tự Đức. Ngài khai lập Hệ Năm Chánh.

Ngài được tôn lập lên ngôi đặt niên hiệu Kiến Phước vào tháng 12/1883. Ngài ở ngôi với việc triều chính có 2 đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường quyết đoán.

Ngài tức vị chưa được bao lâu thì lâm bệnh và băng hà vào ngày 31/7/1884.
Lăng của Ngài hiệu Bối Lăng, ở phía trái Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Ngài vô tự nên Hệ Năm Chánh không có phòng".
(Trích “Hoàng Tộc Lược Biên”)

"Đức Giản Tôn Nghị Hoàng Đế, con thứ 3 (con nuôi) của Đức Tự Đức. Ngài khai lập Hệ Năm Chánh.

Ngài được tôn lập lên ngôi đặt niện hiệu Kiến Phước vào tháng 12/1883. Ngài ở ngôi với việc triều chính có 2 đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường quyết đoán.

Ngài tức vị chưa được bao lâu thì lâm bệnh và băng hà vào ngày 31/7/1884.
Lăng của Ngài hiệu Bối Lăng, ở phía trái Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Ngài vô tự nên Hệ Năm Chánh không có phòng".
(Trích “Nguyễn Phước Tộc giản yếu”)


Xuất xứ

http://vi.wikipedia.org/
wiki/Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc



Thể loại (4): Bàn cãi về TĐTL | Vua nhà Nguyễn | Sinh 1869 | Mất 1884


Tiền nhiệm:
Hiệp Hòa
Vua nhà Nguyễn
2/12/1883-31/7/1884
Kế nhiệm:
Hàm Nghi

_____________________________

THAM KHẢO TỪ SÁCH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ XUẤT BẢN (in giấy)
& CÔNG BỐ (sách điện tử - e-books)


MỜI QUÝ THÀNH VIÊN Wikipedia ĐỌC BÀI NÀY:
Nguyễn Văn Tường,
'những người trung nghĩa...', bài 2


hoặc:

http://tranxuanan-nvtnntnghia.blogspot.com/

Tran Xuan An 00:24, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)


Trích nguyên văn:
[.........]
"3. Kiến Phúc

Và vẫn không thể chọn Ưng Kỷ (sau này là Đồng Khánh), hai phụ chính, hoàng thân, đình thần tôn Ưng Đăng lên ngôi cửu ngũ.

Khoảng tám tháng sau, lại xảy ra biến cố!

Cái chết Kiến Phúc, chính là do Hồng Hưu hoặc Dục Đức gây ra (2). Trước hết, Kiến Phúc chết vì tham vọng trở lại ngôi vua của Dục Đức. Pháp đã mớm ý cho Vũ thị (hoàng hậu của Tự Đức, mẹ nuôi của Dục Đức), tại Khiêm Lăng, để Vũ thị truyền lại nội dung mớm ý ấy cho vua bị phế truất! (?). Dù vậy, ĐNTL.CB. chép về việc này khá mơ hồ: “Công [khâm ? – ct.] sứ Pháp đến thẳng ngoài cửa Khiêm cung chơi xem. Người đóng ở đấy và quản suất không bảo ban ngăn cản được” [14]….

Hơn nữa, Pháp chơi một lúc hai con bài chủ: không chỉ Dục Đức, mà cả Hồng Hưu! Chúng định đưa lên ngôi một tên vua loạn luân có quả tang, thân Pháp, tiết lộ quân quốc trọng sự, thực hiện âm mưu thực dân của chúng [15]. Trước triều thần, Tôn Thất Thuyết đã nói rõ âm mưu của thực dân Pháp:

“… Sứ cũ Pháp là Lê-na [Rheinart – ct.] ủy cho kí lục Hinh tới dinh bọn tôi nói: “Nếu tôn Gia Hưng vương [Hồng Hưu – ct.] lên làm vua thì y thuận nghe, bằng không thế thì y gây chuyện…””. […] … “Việc Hồng Hưu [không được lên ngôi vua – ct.] có người không bằng lòng (ám chỉ vào Lê-na), đưa tin gièm pha [Triều đình – ct.] đã nhiều…” [16].

Xin trích lại nguyên văn "Hạnh Thục ca" của Nguyễn Nhược Thị Bích [17]:

“Đã yên việc nỗi Tây kia
Bấy giờ mấy kẻ hiềm nghi lo trừ…”.


Tất nhiên Nguyễn Nhược Thị Bích thương hại, bênh vực Dục Đức, phê phán Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết (3), theo cách cảm nghĩ của một người vừa bảo hoàng hơi mù quáng, vừa chủ “hòa”; thậm chí ít nhiều ái ngại bênh vực cả Hồng Hưu, mặc dù không kháng án hay cải chính gì về vụ loạn luân giữa Hồng Hưu và công chúa Đồng Xuân (sau bị đổi là Phục Lễ, với nghĩa là phải tuân theo lễ giáo)! Chúng tôi chỉ trích dẫn để chứng minh rằng: Theo tác giả Hạnh Thục ca, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Tôn nhân phủ, đình thần cuối cùng phải ra lệnh thi hành án, bởi “ngờ ghét (hiềm nghi)” rằng, chính Dục Đức hoặc Hồng Hưu, một trong hai, đã ngầm giết Kiến Phúc hòng chiếm ngôi vua theo đúng ý đồ của thực dân Pháp. Cái “ngờ ghét” (ngờ, tất nhiên phải ghét), nói theo cách nói của Nguyễn Nhược Thị Bích, lại đúng sự thật với sự xác quyết!"

[..........]

Trích nguyên văn chú thích 2:

[.......]

"(2). ĐNTL.CB., tập 36, sđd., tr. 150 – 151 xác định rõ: Kiến Phúc chết vì bệnh. Trước đó, nhà vua vốn bị bệnh, và tuy đã bình phục nhưng chưa được như cũ (vẫn chịu lễ chầu mừng, ban thưởng cho quần thần). Không lâu sau đó, vị vua trẻ này lại bị bệnh tái phát rất nguy kịch, dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, theo lời Miên Trí tố cáo sự câu kết của Hồng Hưu với Pháp (cả tội loạn luân có quả tang của Hồng Hưu), đồng thời căn cứ vào bản sớ của Tôn Thất Thuyết (Rheinart nằng nặc đòi lập Hồng Hưu làm vua…), và nghị xử của Tôn nhân phủ, đình thần (ĐNTL.CB., tr. 176 – 178), người ta có thể thấy lô gích (logique) của sự việc như chúng tôi đã trình bày."

[........]

Tran Xuan An 11:15, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)

_______________________________

Và xin cung cấp thêm:

Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường,
tệp 3, tập IV


hoặc:

http://tranxuananpcdtnvt4a.blogspot.com/


Trích nguyên văn trong bộ sách "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)", Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004, tr. 784 - 785, & theo link đã dẫn:

"Lời tâu hặc của Chấn Tĩnh quận công Miên Trí, quá trình điều tra, nghị xử của Sở Túc vệ, Tôn nhân phủ, bản tấu của đại thần Tôn Thất Thuyết (ghi rõ sự câu kết của Hồng Hưu với Rheinart, lời bàn thảo của Lemaire có trình bày rõ về mưu đồ, hành vi đen tối của Rheinart), và những tang chứng, nhân chứng, tất cả đã làm sáng tỏ vụ việc.

Sau Hồng Bảo, Dục Đức, Hiệp Hoà, đây là vụ thứ tư thực dân Pháp thực hiện âm mưu lũng đoạn ngai vàng triều Nguyễn để nắm lấy quyền lực, nhằm khuynh loát, đẩy dân tộc ta vào vực thẳm nô lệ.

Người ta đã đặt vấn đề, căn cứ vào lô-gích (logic, logique) của chuỗi vụ việc trong sự kiện này:

+++ 1. Tại sao Kiến Phúc chết? Phải chăng Hồng Hưu giết Kiến Phúc một cách mờ ám theo sự câu kết với thực dân Pháp?

+++ 2. Phải chăng không thể không nghi ngờ Pháp muốn đưa Dục Đức trở lại ngai vàng, sau khi Dục Đức sai người giết Kiến Phúc một cách ám muội? (Lúc này Dục Đức và gia đình riêng vẫn còn sinh sống và học tập tại Giảng đường Viện Thái y).

+++ 3. Tại sao thực dân Pháp muốn đưa Hồng Hưu, vốn là một tội phạm loạn luân lên ngôi hoàng đế? Phải chăng do phong tục của người Pháp là người ruột thịt trong họ tộc (anh chị em họ chẳng hạn) có quyền kết hôn, mà theo phong tục nước ta như thế là loạn luân? Đây cũng là một mắc mứu của “tả đạo”?

Sự thật, vua Kiến Phúc chết vì bệnh (tái phát trầm trọng sau khi đã khỏi). Nếu nghi vấn, thì chỉ có thể đặt một giả thuyết duy nhất, ấy là do một chất độc nào đó của Pháp, Pháp đã trao cho Hồng Hưu hoặc người thân tín của Dục Đức, mà các quan ngự y (vốn giỏi nhất nước) trong Thái y viện không giám định pháp y được. Còn những câu hỏi khác đã được làm sáng tỏ bằng chính văn bản, trong đó quan trọng nhất, có tính chất đúc kết là bản tấu của Tôn Thất Thuyết, bản án của Tôn nhân phủ (mà về sau, chính triều thần và Đồng Khánh khi đã lên ngôi, cũng vô hình trung [đúng hơn là đã tảng lờ về chính trị] và khá minh nhiên [về đạo đức] xác định lại bản án đó là hoàn toàn đúng sự thật).

Thực dân Pháp không thể không tức giận khi vua Hàm Nghi, chứ không phải Hồng Hưu hoặc Dục Đức được đưa lên ngai vàng.

Sau khi đưa Hồng Hưu đi an trí, vào tháng chín nguyệt lịch, Miên Lâm và Miên Trữ đã được cử thay vào chức trách bị trống:

“Lấy người tả tôn nhân Phủ Tôn nhân Hoài Đức quận công là Miên Lâm đổi quyền hữu tôn nhân Phủ ấy; sung phụ chính thân thần Tuân quốc công là Miên Trữ kiêm tả tôn nhân Phủ ấy” (129).

Hai quan phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và triều đình, hoàng tộc, Tam cung (thái hoàng thái hậu Từ Dũ, hoàng thái hậu Vũ thị, hoàng thái phi Nguyễn Văn thị) đã có giải pháp đúng đắn, bình tĩnh, khi đứng trước thủ đoạn xâm lược (lũng đoạn nội bộ triều đình, hăm doạ tấn công kinh thành) với chiêu bài “bảo hộ” của thực dân Pháp.

“Đã yên rồi nỗi Tây kia
Bây giờ mấy kẻ hiềm nghi lo trừ”
(130)

Ai là những kẻ đáng bị “hiềm nghi” ? Câu trả lời cũng đã rõ: Hồng Hưu và Dục Đức! Hồng Hưu đã bị xử lí, còn Dục Đức? Sự thật dẫu vẫn thế, nhưng dưới lăng kính chủ “hoà”, bảo hoàng ngu trung, cố nhiên đã mang màu sắc khác!

Còn “nỗi Tây kia” chỉ mới tạm yên sau khi Rheinart bị triệt hồi về Pháp, để Lemaire, một viên quan văn Pháp có cá tính ôn hoà hơn, thay y làm khâm sứ tại Huế. Trong khi đó, cuộc chiến Pháp – Hoa vẫn rất dữ dội ở Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) và ở Đài Loan, hai nơi ấy đều thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Tình hình ở Bắc Kì vẫn rất căng thẳng.

Rõ ràng là thực dân Pháp vừa tấn công Trung Hoa bằng súng đạn, vừa tấn công vào nội bộ triều đình nước ta bằng sự lũng đoạn, áp lực.”

KÍNH CHÀO TẠM BIỆT WIKIPEDIA.
XIN HẸN GẶP LẠI VÀO NĂM SAU, 6-2007.

Tran Xuan An 13:10, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Lấy từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o
_lu%E1%BA%ADn:Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc


______________________________________________

LÀM RÕ MỘT SỐ Ý...

1. Ở bản tấu nghị của Tôn Thất Thuyết trong cuộc xét xử Hồng Hưu, ông có viết rằng Rheinart "đưa tin gièm pha triều đình đã nhiều". Cho đến nay, tôi chưa tìm được số báo nào hoặc văn bản nào thời bấy giờ có nội dung cụ thể là Rheinart "đưa tin gièm pha" những gì. Tuy nhiên, theo nhật kí, ghi chú & thư tín của Rheinart đã được con trai của y công bố trên BAVH. (Tạp chí Những người bạn cố đô Huế), vào 1943, với lời bình chú của Sogny, chúng ta biết Rheinart ghi trong nhật kí, ghi chú & thư tín ấy là Kiến Phúc chết vì bệnh và vì khiếp sợ hai vị phụ chính (!). Xin phân biệt rõ: "Đưa tin gièm pha" vào năm 1884 và nhật kí, ghi chú & thư tín công bố vào năm 1943 là 2 việc khác nhau, 2 văn bản khác nhau. Trong thực tế, có thể Rheinart viết nhật kí, ghi chú & thư tín như thế, nhưng lại "đưa tin gièm pha" khác hẳn.

2. Ở một số bản viết về một loại tin đồn quanh cái chết của Kiến Phúc, đại để câu nói của Kiến Phúc như thế này: "Trẫm lành bệnh rồi, trẫm sẽ chém đầu ba họ nhà [các] ngươi" (có vài bản thuộc loại này, câu ấy lại là: "Thầy đừng tưởng gươm nhà Nguyễn không sắc"), khiến người đọc dễ liên tưởng đến mẫu đề (motif) vụ án Lệ chi viên (Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ và Lê Thái Tông [1434 -1442]).

3. Tôi khẳng định lại: Tôi đã viết và đã công bố cả trên tạp chí, trong hội thảo lẫn trên internet với links cụ thể nghiên cứu & truyện - kí - khảo cứu của mình (& đã trích lại nguyên văn trên trang thảo luận tại Wikipedia này):

3a. Đưa ra một giả định có chứng minh bằng các luận chứng, luận cứ: Hồng Hưu hoặc chính Dục Đức đã trực tiếp hoặc sai người thân tín đầu độc Kiến Phúc theo âm mưu của thực dân Pháp để nắm lấy ngai vàng hoặc trở lại ngai vàng. Tuy nhiên, ngay ở các bài viết ấy, tôi vẫn trần thuật tóm tắt đúng y nguyên văn "Đại Nam thực lục chính biên", tập 36, sđd., số trang đã dẫn: Kiến Phúc chỉ chết vì bệnh mà thôi. Tôi vừa đưa ra một giả định nhưng đồng thời vừa trần thuật đúng như "Đại Nam thực lục chính biên" (kể cả "Quốc triều chính biên toát yếu"...).

3b. Nếu ở một bài nghiên cứu "Bi kịch ở điểm đỉnh mâu thuẫn 1883-1884 và sự chiến thắng của nhóm chủ chiến yêu nước triều đình Huế" đã đăng trên Tạp chí Xưa & Nay (thuộc Hội KHLS. VN., số 118 tháng 6.2002, tr. 18 – 19, xem tiếp tr. 23 – 24, ngày 09.8. 2003 [HB.3], tự nhuận sắc), tôi nghiêng về việc nhấn mạnh giả định Hồng Hưu hoặc Dục Đức đầu độc Kiến Phúc theo âm mưu của Rheinart, thì ở bộ sách "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)", sđd., tr.đd., tôi lại nghiêng về các đoạn ghi chép lại cái chết Kiến Phúc trong "Đại Nam thực lục chính biên", tập 36, sđd., tr.đd.. Tuy vậy, tôi vẫn đưa ra giả định như ở bài nghiên cứu đăng tạp chí nói trên.


Một lần nữa, tôi xin khẳng định, trong bài viết chính trên Wikipedia, tôi khẳng quyết rằng Kiến Phúc chết vì bệnh và chỉ chết vì bệnh mà thôi. Tuy vậy, cũng có thể bổ sung thêm giả định Kiến Phúc chết do Hồng Hưu hoặc Dục Đức trực tiếp hoặc sai người thân tín đầu độc Kiến Phúc.

Trân trọng & cảm ơn
Tran Xuan An
01:24, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o
_lu%E1%BA%ADn:Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc

Friday, June 16, 2006

WIKIPEDIA - KIẾN PHÚC

LỜI THƯA VỀ 2 BÀI VIẾT TRÊN WIKIPEDIA

Vì WIKIPEDIA là một "bách khoa toàn thư mở", ai cũng có thể tham gia sửa chữa, bổ sung bài viết, do đó, tôi mạn phép lưu 2 bài viết mà tôi có góp phần (hầu như viết lại, bổ sung thêm đến 90%), và chỉ chịu trách nhiệm về 2 bài ấy với nội dung trên 2 khung blogs này.

Tôi thấy cũng cần thưa thêm một vài điều cần thiết:

Thật ra, thủ đoạn gieo nghi án vào nhân vật lịch sử đã bị lật tẩy từ lâu. Những nhà viết sử làm ra vẻ khách quan để ngụy trang ác ý ấy cần phải bị công luận trừng phạt (như tòa án trừng phạt những kẻ vu khống), và sớm muộn gì họ cũng bị nêu rõ là loại tội nhân văn hóa trong sử học sử (phân ngành sử học về sử gia và các tác phẩm sử học).

Và thật lòng tôi không muốn đi sâu vào đề tài cái chết của Kiến Phúc (những kẻ xấu xa, nham hiểm đã dựng đứng quanh cái chết ấy những lời đơm đặt, bôi nhọ như thế nào, vì sao); bởi lẽ, theo kinh nghiệm của nghìn xưa: một khi kẻ thù, kẻ xấu miệng đơm đặt, bôi nhọ, thì dĩ nhiên người đồng chí, người tốt phải tranh cãi lại để thanh minh; do đó, lại càng lan truyền; và càng lan truyền như thế là lại càng mắc mưu chúng. Nhưng đây là một việc bất đắc dĩ, chẳng đặng đừng. Tôi hi vọng và tin chắc vấn đề cái chết của Kiến Phúc lần này sẽ được giải quyết rốt ráo, dứt điểm. Hậu thế mai sau sẽ còn nhắc đến bi kịch Nguyễn Văn Tường cũng như mãi mãi còn nhắc đến bi kịch Nguyễn Trãi, tuy bi kịch hai nhân vật lịch sử này vẫn có những điểm khác biệt (Nguyễn Văn Tường không có quan hệ yêu đương, riêng tư với Học Phi; Học Phi không phải là Nguyễn Thị Lộ; và: kẻ thù của Nguyễn Trãi chỉ là bọn gian thần; kẻ thù của Nguyễn Văn Tường không chỉ là bọn tay sai của giặc Pháp xâm lược, mà còn chính là bọn giặc Pháp xâm lược ấy).

TXA.



Wikipedia lúc 7 giờ 27 phút, ngày 17 tháng 6 HB6 [ 2006 ] tại Việt Nam
http://vi.wikipedia.org
/wiki/Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc#C
.C3.A1i_ch.E1.BA.BFt
_c.E1.BB.A7a_Ki.E1.BA.BFn_Ph.C3.BAc


Kiến Phúc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm


Đang bàn cãi về thái độ trung lập (TĐTL) của bài này.
Xin xem thảo luận ở trang thảo luận.


Kiến Phúc
Năm sinh-mất: 1869–1884

Tên húy:
Nguyễn Phúc Ưng Đăng
Trị vì: 1883–1884
Triều đại:
Nhà Nguyễn

Niên hiệu:
Kiến Phúc (1883-1884)
Miếu hiệu:
Giản Tông
Thụy hiệu:
Nghị Hoàng Đế
Vua Kiến Phúc (1869–1884) là vị vua thứ 7 của nhà Nguyễn, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời.
Mục lục
[giấu]
• 1 Tiểu sử
o 1.1 Thiếu thời
o 1.2 Trị vì
• 2 Cái chết của Kiến Phúc
• 3 Xem thêm

[sửa]
A. Tiểu sử

[sửa]
I. Thiếu thời

Vua Kiến Phúc tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng được sinh ra đời vào ngày 2 tháng giêng năm Kỷ Tỵ, tức 12 tháng 2 năm 1869.

Vua Tự Đức vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên không có con. Ông nhận 3 con trai của hai người em làm con nuôi, trong đó con đầu là vua Dục Đức. Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi thứ ba và giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.

[sửa]
II. Trị vì

Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2 tháng 12 năm 1883, Ưng Đăng được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Khi đó Ưng Đăng mới 15 tuổi, mọi việc đều do hai đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định.

Đại Nam thực lục chính biên (ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 18 - 20), ghi nhận rằng: Ưng Ðăng được tin triều đình tới rước mình về làm vua, đang đêm khuya khoắt, nên rất sợ hãi, nhưng vẫn bị đem lên kiệu đưa về kinh thành. Ưng Đăng nói, "Ta còn bé, sợ không làm nổi", nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tâu "Xin lấy tôn miếu, xã tắc làm trọng", và đưa lên ngôi với sự đồng ý của hoàng thái hậu Từ Dũ.

Sau khi nhà Thanh (Trung Hoa) kí Hòa ước Thiên Tân với Pháp, triều đình Đại Nam (Việt Nam), ở tình thế bị cô lập hoàn toàn, đành phải chấp nhận cưỡng ước Giáp thân (1884). Tuy vậy, triều đình Đại Nam, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, vẫn cố gắng thúc đẩy sự tiếp diễn thế trận "tọa sơn quan song hổ đấu" (cuộc chiến Pháp - Hoa). Nhiều quan thấy vậy, từ quan, ở ẩn hoặc đơn độc chiêu mộ quân, khởi binh chống Pháp, hoặc chiến đấu dưới cờ quân Thanh.

Triều đại Kiến Phúc chỉ kéo dài 8 tháng. Từ tháng tư (âm lịch) năm Giáp Thân, Kiến Phúc ngã bệnh. Ngày 10 tháng 6 âm lịch năm này, (31 tháng 7 năm 1884), Kiến Phúc mất vào giờ ngọ (Quốc sử quán triều Nguyễn, ĐNTL.CB., sđd., tr. 150 – 151).

Lúc mất, Kiến Phúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái.

Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế miếu và có miếu hiệu là Giản tông Nghị Hoàng đế. Lăng của Kiến Phúc, hiệu Bối lăng, ở phía trái Khiêm lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

[sửa]
B. Cái chết của Kiến Phúc

Có nhiều tài liệu ghi lại các thông tin liên quan đến cái chết của Kiến Phúc, trong đó xoay quanh vấn đề Kiến Phúc có bị Nguyễn Văn Tường đầu độc hay không. Phần dưới đây trình bày theo trình tự lịch sử của các tài liệu (nguyên văn khảo cứu và nhận định của Trần Xuân An):

"Đại Nam thực lục chính biên" (ĐNTL.CB, sđd., tr. 176 - 178) ghi nhận: Qua một bản tấu nghị, trước đình thần, Tôn nhân phủ, luận tội của Gia Hưng vương Hồng Hưu loạn luân với công chúa Đồng Xuân (ĐNTL.CB., tập 36, như trên & tập 37, tr. 61 - 62 xác định có thật) và câu kết với Pháp (Pháp định đưa Hồng Hưu lên ngôi vua), Tôn Thất Thuyết cho rằng chính khâm sứ Pháp Rheinart đã nhân việc vua Kiến Phúc mất, vua Hàm Nghi đăng quang với tư cách một hoàng đế độc lập mà đưa tin gièm pha triều đình rất nhiều.

Trong "Việt Nam sử lược" (xuất bản lần đầu, 1921, Nxb. Tân Việt trước 1975 tái bản nhiều lần, và Nxb. Trẻ TP.HCM. với bản 1999, tr. 571), người đọc thấy Trần Trọng Kim chỉ cước chú thêm về chuyện Nguyễn Văn Tường đầu độc Kiến Phúc như một tin đồn. Ông ghi: "Lại có chuyện rằng:...".

Từ đó, các tác giả về sau (như Phạm Văn Sơn [1], Tôn Thất Bình [2]...) viết thêm về tin đồn này như thể là sự thật: Kiến Phúc bị Nguyễn Văn Tường cho uống thuốc độc chết vì vua bắt gặp Nguyễn Văn Tường đang tư tình với bà Học phi Nguyễn Thị Hương. Để bịt miệng vua, lợi dụng lúc vua đang bệnh, Nguyễn Văn Tường bỏ thuốc độc vào thuốc trị bệnh của vua. Cách viết này có thể còn chứng tỏ các tác giả thuộc diện này đã cố tình bất chấp sự thật đã được những người đồng sự, đồng triều và cùng thời trực tiếp hay mặc nhiên xác nhận với tư cách chứng nhân (như Quốc sử quán, Nguyễn Nhược Thị [Bích], Tôn Thất Thuyết, và đình thần, Tôn nhân phủ...) hoặc, theo một số nhà nghiên cứu, các tác giả ấy thiếu kiến thức về quy chế nội cung, công việc của Viện Thái y, Thị vệ đại thần, cụ thể là nguyên tắc nghiêm ngặt trong việc bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc và sắc thuốc dâng lên vua.

Theo một nguồn khác (học giả Bửu Kế, nhà biên soạn sử Phan Khoang [3] có liệt kê, giáo sư Trần Văn Giàu [4] có đề cập và nhất trí): Nguyễn Văn Tường cùng Tôn Thất Thuyết bàn định với nhau, quyết đầu độc Kiến Phúc để đưa Hàm Nghi lên ngôi, bởi Kiến Phúc cũng thuộc vào loại đầu hàng Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu [5] với các phương pháp luận khoa học, thẩm định, phân loại, đối chứng sử liệu, cho rằng các nguồn tin trên không chính xác, và kết luận là vào giai đoạn lịch sử này ở Việt Nam, lực lượng quân Pháp và tay sai muốn tung tin để hạ uy tín Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và làm triều Nguyễn rệu rã, suy vong. Đồng thời, cũng căn cứ vào sử liệu gốc, với kiến thức về quy chế nội cung liên quan và bằng tư duy thực nghiệm (có kiểm chứng, khảo nghiệm tư liệu, xét các khả năng hiện thực, đặc biệt về y học), họ cho thấy rằng vua Kiến Phúc mất vì bệnh tái phát nguy kịch, mọi loại thuốc thang do các quan ngự y dâng lên đều vô hiệu, bệnh không thể thuyên giảm.

Sau đây là nguyên văn tư liệu gốc:

"Vua không khỏe, tháng tư trước, ngọc thể vi hoà, đình thần đã xin vua tĩnh dưỡng, và chia nhau đi cầu đảo các linh từ; sau đó đã khỏe, nhưng chưa được bình phục như cũ; đến ngày mồng 7 tháng này, ngày kỷ mão, mới ngự điện Văn Minh, chịu lễ chầu mừng, ban thưởng lụa hoa cho các bầy tôi có sai bậc, rồi sau lại không được khỏe. Thái y tiến thuốc, không thấy công hiệu. Ngày mồng 10, nhâm ngọ, bệnh kịch; giờ ngọ hôm ấy vua mất ở chính điện Kiền Thành. Hoàng thái phi bèn vời bọn Tôn nhân phủ Miên Định, phụ chính phủ thân đại thần Hồng Hưu, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Hộ bộ thượng thư Phạm Thận Duật, truyền bảo hoàng đế di chúc rằng: "Hoàng đế đức mỏng, có em là Ưng Lịch có học có hạnh, hoàng đế như có mất đi, truyền bảo tôn nhân phụ chính nên lấy Ưng Lịch vào nối ngôi lớn, để phụng tôn miếu; lại đại lễ tiên hoàng đế chưa xong, và lấy của dùng chưa sẵn, vậy hợp thành tang lễ châm chước làm được 4, 5 phần mà thôi, chớ cầu thể lệ. "Bấy giờ, Miên Định công và phụ chính thân đại thần truyền lệnh cho biết. Tôn nhân phủ, văn võ đình thần bèn hợp từ tâu lên Từ Dụ thái hoàng thái hậu; hoàng thái hậu rước công tử Ưng Lịch (là con thứ 5 Kiên Thái vương Hồng Hợi, biện phụng vương ấy), vào nhà tang xưng là tự quân, phàm việc tâu xin tuân hành; chọn ngày lành làm lễ tấn tôn (đó là vua Hàm Nghi) ...". [6].

(Quốc sử quán triều Nguyễn, "Đại Nam thực lục, chính biên" [ĐNTL.CB.], tập 36, Nxb. Khoa học xã hội [KHXH.], Hà Nội, 1976, tr. 150 – 151).

__________________________


[1] Phạm Văn Sơn, "Việt sử tân biên" (trọn bộ 5 tập gồm 7 cuốn]), cuốn 6 (tức là tập 5 trung), Nxb. (tác giả tự xuất bản), in tại nhà in Bùi Trọng Thúc (đường Võ Tánh, Phú Nhuận), Sài Gòn, 1963, tr. 13 & 14. Xem thêm: Phạm Văn Sơn, "Việt sử toàn thư", duy nhất một tập, Nxb. (tác giả tự xuất bản), in tại Thư Lâm ấn thư quán, Sài Gòn, 1960, tr. 661 & 669. Trong "Việt sử toàn thư", 1960, Phạm Văn Sơn cũng chỉ cước chú: "Theo dư luận ở Huế...", nhưng ở phần chính văn, lại viết: "Vua Kiến Phúc ở ngôi được hơn 6 tháng và mất ngày mồng 7 tháng tư năm Giáp Thân (1884) trong một trường hợp vô cùng thê thảm như trên đã kể". Chỉ riêng ngày, tháng, đã sai lạc quá đáng! Trong "Việt sử tân biên" (tập 5 trung), 1963, Phạm Văn Sơn lại ghi ở phần chính văn: "Câu chuyện trên đây có sự thực hay không, hoặc vua Kiến Phúc chết vì bệnh hơn là bị đầu độc, ngày nay khó ai nói chắc được...", nhưng Phạm Văn Sơn lại viết cả một trang sách hơn, cũng chính văn, về vụ này với các chi tiết như Nguyễn Văn Tường lả lơi với Học phi, họ trao thuốc lá hút dở cho nhau một cách tình tứ, rồi Kiến Phúc thốt ra một câu đe dọa giết cả ba đời nhà Nguyễn Văn Tường... Cũng riêng về thời điểm, lại rõ là sai thêm! Lần này, Phạm Văn Sơn ghi Kiến Phúc lại chết vào ban đêm, chứ không phải vào giờ ngọ (giữa trưa, ban ngày)!

[2] Tôn Thất Bình, "Kể chuyện chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn", Nxb. Đà Nẵng, 1996, tr. 95. Tôn Thất Bình cũng viết như thể tin đồn xuyên tạc ấy là sự thật; và làm ra vẻ khách quan, tác giả này lại viết thêm: "Cái chết của Kiến Phúc tuy vẫn còn trong vòng bí mật nhưng người đời nghi là Nguyễn Văn Tường đã đánh tráo thuốc của Thái y viện...". Tôn Thất Bình còn trích dẫn "Vè thất thủ kinh đô" ở một “dị” bản nào đó (chắp vào, bịa thêm). Trong 7 bản lưu hành trước đây, Lương An sưu tầm, chỉnh lí, đều không có đoạn ấy. Có thể đoạn ấy thuộc "dị" bản thứ 8, gọi là “bản Đạm Hiên”. Chính Lương An đã thẩm định bản Đạm Hiên này như sau: "Cũng xin nói thêm là chúng tôi có một bản đánh máy bản do ông Đạm Hiên ở Huế hiệu đính năm 1969 [lưu ý: một chín sáu chín - ct.]. Nhưng đây là một bản gần như viết lại hoàn toàn, không phải là hiệu đính, nội dung lại có nhiều lệch lạc. Bản này chúng tôi không dùng" (Lương An, bản thảo "Vè chống Pháp", viết tay, photocopy; tr. 2 của bài "Về công tác văn bản và chú thích vè "Thất thủ kinh đô"" thuộc bản thảo này).

[3] Bửu Kế, “Chuyện triều Nguyễn”, (bài “Tòa Khâm sứ Pháp”), Nxb. Thuận Hóa, 1990, tr. 89. Trong 3 giả thuyết mà Bửu Kế liệt kê, có 2 giả thuyết như sau: “1. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đồng ý giết vua Kiến Phúc, tôn một vị vua nhỏ tuổi hơn để dễ việc nắm trọn quyền bính. 2. Hai vị quyền thần cho rằng hiệp ước Harmand [lỗi in ấn, sửa lại: Patenôtre - TXA. ct.], các quan ta đã nhân danh vua Kiến Phúc để kí kết với Pháp, nếu vua Kiến Phúc không còn nữa thì hiệp ước sẽ mất hết hiệu lực” (trích nguyên văn). Phan Khoang, "Việt Nam, Pháp thuộc sử, 1862 - 1945", bản in lần thứ 2 (tăng bổ), Phủ QVK. đặc trách văn hóa (Tủ sách Sử học) xb., 1971, tr. 335, ở cước chú, cũng liệt kê tương tự như trên, nhưng gộp lại thành 3 luồng tin, và viết về nguồn tin thứ 3 như một tiểu kết: "Nhưng phần đông đều cho là vua chết vì bệnh" (nguyên văn).

[4] Trần Văn Giàu, “Chống xâm lăng”, Nxb. TP.HCM. tái bản trọn bộ, 2001, tr. 451. Trích nguyên văn: “Đa số đình thần và cả vua Kiến Phúc với hoàng gia lại thường tư thông với khâm sứ Pháp ở Huế, làm trở ngại công việc của Tôn Thất Thuyết, cho nên đến tháng 7 năm 1884 chúng ta sẽ thấy Kiến Phúc chết bất ngờ, mờ ám; Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường sẽ chọn Ưng Lịch lên ngôi là vua Hàm Nghi mới 12 tuổi…”.

[5] Xem: Nhiều tác giả, "Kỉ yếu Hội nghị Khoa học lịch sử, ĐHSP. TP.HCM., 20/6/1996", với đề tài "Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường"; Nhiều tác giả, "Hội thảo khoa học về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) - Các báo cáo khoa học", Hội KHLS Thừa Thiên - Huế & TT. Khoa học xã hội & nhân văn Đại học Huế, 02/7/2002. Riêng về chủ điểm này, có thể tìm đọc các bài của PGS. TS. Đỗ Bang; giảng viên, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc; giảng viên, nhà nghiên cứu Trần Thị Thanh Thanh... trong 2 tập kỉ yếu trên.

Ngoài ra, chủ điểm còn được nghiên cứu, thể hiện:

+++ các luận văn cử nhân của Trần Thị Kim Hoa, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Lê Tiến Công;
+++ một số bài báo trên Tạp chí Xưa & Nay..., trong đó, có bài của Trần Xuân An.

[6] Để tham khảo, có thể chép lại một đoạn "Hạnh Thục ca" của Lễ tần Nguyễn Nhược Thị Bích:

"Nào ngờ nhiều nỗi chẳng may
Trị vì sáu tháng bệnh rày lại mang
Hết lòng khấn vái thuốc thang
Gẫm âu số mệnh đành khôn [khôn = không thể; chăng = chẳng, không / cách dùng từ kiểu cổ] cãi trời
Nương mây chút sớm tếch vời
Năm Thân tháng sáu rụng rời cành xuân".


Tham khảo thêm & nhấn mạnh:

Bản tấu nghị của Tôn Thất Thuyết (ĐNTL.CB., tập 36, sđd., tr. 176 - 178) thể hiện sự xác nhận mặc nhiên (vô hình trung) của ông về nguyên nhân cái chết của Kiến Phúc là do bệnh, như Quốc sử quán đã chép; đồng thời, qua bản tấu nghị ấy, Tôn Thất Thuyết cũng chỉ rõ phạm vi đối tượng mà Rheinart đưa tin gièm pha:

“Ngày tháng sáu, Giản tông Nghị hoàng đế mất, bọn chúng tôi vâng tuân lời di chúc, chọn lấy ngày 13 làm lễ tấn quang [vua Hàm Nghi - ct.]" [...];

[...] “Trước đây về khoản làm lễ tấn tôn [vua Hàm Nghi đăng quang - ct.] và việc Hồng Hưu có người không bằng lòng (ám chỉ vào Lê-na), đưa tin gièm pha đã nhiều”.

Như đã trần thuật tóm tắt bên trên, đây là một bản tấu nghị công khai trước đình thần, Tôn nhân phủ, nội dung là luận tội Gia Hưng vương Hồng Hưu: tội loạn luân có quả tang và tội tiết lộ thông tin mật ("quân quốc trọng sự") cho Pháp, câu kết với Pháp, để đại tá Pháp Guerrier từ Bắc Kỳ đem quân vào Huế uy hiếp, chiếm đóng Mang Cá. Qua đó, ta thấy: Đối với một hoàng thân như Hồng Hưu, khi phạm tội về luân lí và chính trị như thế, cũng bị công khai xét xử và chịu hình phạt. Mở rộng ra: Không những Hồng Hưu, mà còn nhiều hoàng thân khác, cũng bị xét xử, chịu án như thế (phần lớn là án về đạo đức), suốt cả các triều vua Nguyễn. Tất cả đều được ghi chép vào "Đại Nam thực lục chính biên", "Đại Nam liệt truyện". Từ đó, chúng ta có thể thấy vụ việc thêu dệt vu khống quanh cái chết của Kiến Phúc là hoàn toàn không có thật. Nếu có thật như các luồng tin đồn đãi, đơm đặt, chắc chắn Quốc sử quán đã ghi chép vào "Đại Nam thực lục chính biên" như đã ghi chép về Hồng Hưu...

(Trần Xuân An chú thích).

[sửa]
C. Xem thêm

+ Nguyễn Văn Tường (Wikipedia)

+ Trần Xuân An, "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)", 4 tập, (bộ sách đã được Hội đồng Tư vấn, phản biện & Giám định thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam giám định, Tổng thư kí Hội Khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc viết lời giới thiệu), Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004. Xem các đường nối kết (links) mạng liên thông ở mục thảo luận bài viết chính về Nguyễn Văn Tường.



+ 19 tháng 6-2006, bổ sung thêm vào mục này: Nguyễn Quốc Trị, "Nguyễn Văn Tường có tư thông với bà Học Phi và giết vua Kiến Phúc không?"

http://members.cox.net/luanlac/vanhoa/
nvt&hpkp.htm


Yahoo Search:

http://216.109.125.130/search/cache?p=%
22Nguy%E1%BB%85n+V%C4%83n+T%C6%B0%E1%BB%9Dng%22
+%22Nguy%E1%BB%85n+Qu%E1%BB%91c+Tr%E1%BB%8B%22
&prssweb=Search&ei=UTF-8&fr=sfp&dups=
1&u=members.cox.net/luanlac/vanhoa/nvt%26hpkp
.htm&w=%22nguy%E1%BB%85n+v%C4%83n+t%C6%B0%E1
%BB%9Dng%22+%22nguy%E1%BB%85n+qu%E1%BB%91c+tr
%E1%BB%8B%22&d=FwP5WzmtMu6h&icp=1&.intl=us




__________________________

Bài được viết, sửa chữa, bổ sung thêm để thay thế bài đã có trước 02 giờ 30 phút, ngày 14-06 HB6 ( 2006 ), ngày giờ trên WIKIPEDIA, và cũng đã đăng trên WIKIPPEDIA (xem lịch sử hình thành bài viết):

http://vi.wikipedia.org/wiki/
Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc


Tối hôm qua, 17-06 HB6 (2006), lúc khoảng 20 giờ, trên Wikipedia, tôi đã bổ sung thêm luận cứ, luận chứng đã đưa ra để các thành viên, người đọc thảo luận. Sáng 18 & trưa 20-06 HB6 (2006), tôi cũng đã bổ sung vào bài viết này, và hoàn chỉnh chú thích (để lưu).

Thể loại (3): Vua nhà Nguyễn | Sinh 1869 | Mất 1884

Tiền nhiệm
Hiệp Hòa
Vua Nhà Nguyễn
Kế nhiệm
Hàm Nghi

_________________________________
_________________________________

NGUYÊN VĂN BÀI VIẾT TRÊN WIKIPEDIA
TRƯỚC KHI TÔI THAM GIA SỬA CHỮA, BỔ SUNG


http://vi.wikipedia.org/w/index.php?
title=Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc&oldid=222664


Kiến Phúc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sửa đổi lúc 03:15, ngày 20 tháng 5 năm 2006; xem phiên bản hiện hành
← Phiên bản cũ | Phiên bản mới→
Bước tới: menu, tìm kiếm

Kiến Phúc
Năm sinh-mất: 1869–1884

Tên húy:
Nguyễn Phúc Ưng Đăng
Trị vì: 1883–1884
Triều đại:
Nhà Nguyễn

Niên hiệu:
Kiến Phúc (1883-1884)
Miếu hiệu:
Giản Tông
Thụy hiệu:
Nghị Hoàng Đế

Vua Kiến Phúc (1869–1884) là vị vua thứ 7 của nhà Nguyễn, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời.

Vua Kiến Phúc tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng sinh ngày 2 tháng giêng năm Kỷ Tỵ, tức 12 tháng 2 năm 1869.

Vua Tự Đức vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên không có con. Ông nhân 3 con trai của hai người em làm con nuôi, trong đó con đầu là vua Dục Đức. Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi thứ ba và giao cho bà Học Phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.

Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2 tháng 12 năm 1883, Ưng Đăng được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Khi đó Ưng Đăng mới 15 tuổi, mọi việc đều do hai đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định. Nhiều quan thấy vậy lại cho triều đình, từ quan rồi đi chiêu mộ binh đi đánh Pháp.

Có sách nói rằng Ưng Ðăng được tin triều đình tới rước mình về làm vua, sợ quá chui xuống gầm giường trốn, mọi người phải lôi ra, ông la hét khóc lóc thảm thiết nhưng vẫn bị đem lên kiệu đưa về cung. Ông viện đủ mọi cách để từ chối nhưng vẫn bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết ép phải lên ngôi. Vua Kiến Phúc ở ngôi được có 8 tháng thì phải bệnh mất ngày 6 tháng 4 năm Giáp Thân. Có sách nói rằng Kiến Phúc bị Nguyễn Văn Tường cho uống thuốc độc chết vì vua bắt gặp Nguyễn Văn Tường đang tư tình với bà phi Nguyễn Thị Hương. Để bịt miệng Vua, lợi dụng lúc Vua đang bệnh Nguyễn Văn Tường bỏ thuốc độc vào thuốc trị bệnh của vua.

Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng, mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân, 31 tháng 7 năm 1884. Lúc đó Kiến Phúc mới 16 tuổi, không có con cái.

Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Giản Tông Nghị Hoàng Đế. Lăng của Kiến Phúc hiệu Bối Lăng, ở phía trái Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.


Tiền nhiệm
Hiệp Hòa
Vua Nhà Nguyễn
Kế nhiệm
Hàm Nghi

Lấy từ http://vi.wikipedia.org/wiki/
Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc


Thể loại (3): Vua nhà Nguyễn | Sinh 1869 | Mất 1884

________________________________________

NGUYÊN VĂN TIẾNG ANH & BẢN DỊCH RA TIẾNG VIỆT

About the Kien Phuc (1868 – 1884)’s death, this is an article in English (of Wikipedia – English), which was not filled with the considered-and-decided-materials for citing in the historical research at all, but in it, there were only the misrepresented, distorted circumstances.

wiki@wikimedia.org

THREE WEBPAGES
Retrieved from http://en.wikipedia.org/wiki/Kien_Phuc
Kien Phuc

From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search

Emperor Kiến Phúc [1] was born in 1868, he was the nephew-turned-adopted son of Emperor Tự Đức.

[edit]
Biography

Along with Emperors Dục Đức and Đồng Khánh, he had been taken in by Tự Đức who was unable to have children of his own. After the regicide of Emperor Hiệp Hoà the court regents acted quickly to install the fifteen year-old prince as the new Emperor. Kiến Phúc [2] was quickly enthroned on December 1, 1883 at five o'clock in the morning. His predecessor, Emperor Hiệp Hoà, had been arrested and murdered while the French Superior Resident, Champeaux had left Huế. When he returned he angrily protested the hurried coronation of the new monarch and the fact that France had not been consulted.

Resident Champeaux used the Harmond Treaty signed by Emperor Hiệp Hoà to justify his fury that the regents had not consulted Vietnam's new colonial masters before placing a new emperor on the throne. This was plain and simple bully-tactics since the treaty in no way gave France any legal influence over the Imperial succession. However, the regents ignored this fact and stated the poor excuse that since Emperor Hiệp Hoà was dead the document was no longer valid. The French were not moved by this and further angered by Hiệp Hoà's death. Also, remember that the regents had killed Hiệp Hoà supposedly for not standing up to the French. However, when military plans began to take effect the two remaining regents quickly bent to the strength of France as well and made a formal request for the recognition of Kiến Phúc as the new Emperor.

Throughout his short reign, Emperor Kiến Phúc managed to show that in him was a vast potential for an effective and moral "Son of Heaven." His upstanding character would have made him legendary had he not been hampered by poor health and the corrupt regents Tuong and Thuyet. It was the Emperor's adopted mother, Hoc Phi, who held most of the authority along with her secret liaison, regent Nguyễn Van Tuong. When the morally upright Emperor caught these two he was enraged and declared, "When I get well, I will chop off your heads down to the third generation." Naturally, the regents were not going to take the chance of giving the Emperor such an opportunity. Hoc Phi put poison in the Emperor's medicine and Kiến Phúc died on August 1, 1884. Early the following year the leader of the Imperial family council, Prince Gia Hung, began a secret investigation into the death of Emperor Kiến Phúc. When the murderous Thuyet found out the prince was exiled and disappeared. However, even in death Emperor Kiến Phúc was of some service to his country, for the events of his reign persuaded the French that the corrupt regents had to go. Their removal was one of the bright points of the French occupation, the shame was that they took over their positions themselves rather than give the Emperor any greater freedom.

____________________

[1] & [2] [Kiến Phúc]

See DISCUSSION of this article in English page (Wikipedia - English). Read the other article in Vietnamese page (Wikipedia - Vietnamese), too, and check some wrong main history knowledges in English page.

Talk:Kien Phuc

From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search

Some main history knowledges in this article (WIKIPEDIA - ENGLISH) are not exact. Read and check them in other language: Vietnamese (WIKIPEDIA TIENG VIET / [Kiến Phúc]), please:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc

210.245.31.17 12:34, 14 June 2006 (UTC)

Retrieved from http://en.wikipedia.org/wiki/Talk:Kien_Phuc


Article not found

From Wikipedia, the free encyclopedia

Jump to: navigation, search

We don't have an article with this title, 210.245.31.17, but you can either search for it or create it if you log in or create an account. As an unregistered user, you may also submit the content that you wish to have created. Please read our introduction for more information about Wikipedia.

Retrieved from http://en.wikipedia.org/wiki/
User:210.245.31.17



DỊCH RA TIẾNG VIỆT

(từ một bài viết tiếng Anh hoàn toàn không có tư liệu dẫn chứng đã được thẩm định, mà chỉ là những suy diễn, xuyên tạc)

(from an article in English [of Wikipedia – English], which was not filled with the considered-and-decided-materials for citing in the historical research at all, but in it, there were only the misrepresented, distorted circumstances)



BA TRANG WEB

Kien Phuc

From Wikipedia, the free encyclopedia

Jump to: navigation, search

Từ Wikipedia, bách khoa thư tự do

Emperor Kiến Phúc [1] was born in 1868, he was the nephew-turned-adopted son of Emperor Tự Đức.

Hoàng đế Kiến Phúc được sinh ra đời vào năm 1868; ông là cháu-được-nhận-đổi-thành-con-nuôi của hoàng đế Tự Đức.

[edit]
Biography

Along with Emperors Dục Đức and Đồng Khánh, he had been taken in by Tự Đức who was unable to have children of his own.

Tiểu sử

Tiếp theo các vị vua Dục Đức và Đồng Khánh, ông đã được nhận vào [cung] bởi vua Tự Đức, người không thể có con riêng.

After the regicide of Emperor Hiệp Hoà the court regents acted quickly to install the fifteen year-old prince as the new Emperor.

Sau việc phạm tội giết vua [– hoàng đế] Hiệp Hòa [–], các phụ chính của triều đình đã hành động nhanh chóng để làm lễ nhậm chức cho vị hoàng tử mười lăm tuổi [như /] thành một tân hoàng đế.

Kiến Phúc [2] was quickly enthroned on December 1, 1883 at five o'clock in the morning.

Kiến Phúc được chóng vánh đưa lên ngôi vào ngày 01 tháng 12 năm 1883, lúc đúng 5 giờ sáng.

His predecessor, Emperor Hiệp Hoà, had been arrested and murdered while the French Superior Resident, Champeaux had left Huế.

Người tiền nhiệm của ông, hoàng đế Hiệp Hoà, đã bị bắt giữ và bị giết trong khi viên khâm sứ Pháp, Champeaux, đã rời khỏi Huế.

When he returned he angrily protested the hurried coronation of the new monarch and the fact that France had not been consulted.

Khi y trở lại [Huế], y đã phản đối một cách tức giận về lễ đăng quang [được tổ chức] vội vã của vị tân quốc vương và thực trạng mà nước Pháp đã không được hỏi ý kiến.

Resident Champeaux used the Harmond Treaty signed by Emperor Hiệp Hoà to justify his fury that the regents had not consulted Vietnam's new colonial masters before placing a new emperor on the throne.

Khâm sứ Champeaux sử dụng “hiệp ước Harmand”, [vốn] được kí kết bởi vua Hiệp Hòa, để bào chữa cho sự phẫn nộ của y, rằng, các phụ chính đại thần đã không hỏi ý kiến những viên tân chủ quản thực dân của Việt Nam trước khi đặt một tân hoàng đế trên ngai vàng.

This was plain and simple bully-tactics since the treaty in no way gave France any legal influence over the Imperial succession. However, the regents ignored this fact and stated the poor excuse that since Emperor Hiệp Hoà was dead the document was no longer valid.

Đây là một chiến thuật bức hiếp đơn thuần và rõ rệt, kể từ khi hiệp ước [phải kí kết trong sự bí đường =] do bế tắc ấy đã cho nước Pháp một vài ảnh hưởng hợp pháp, [áp đặt] trên sự thành công thuộc hoàng đế [Kiến Phúc]. Dẫu vậy, các phụ chính đại thần giả vờ không biết về thực trạng này và tuyên bố lời bào chữa thô thiển rằng, kể từ khi hoàng đế Hiệp Hòa bị chết, tập văn bản đó [= hiệp ước Harmand] thì không hợp pháp lâu hơn [= không còn hiệu lực].

The French were not moved by this and further angered by Hiệp Hoà's death.

Người Pháp vẫn không bị lay chuyển bởi điều đó và càng thêm tức giận bởi cái chết của Hiệp Hòa.

Also, remember that the regents had killed Hiệp Hoà supposedly for not standing up to the French.

Cũng nên nhớ rằng các phụ chính đại thần đã giết Hiệp Hòa, theo như [cách] được [hai phụ chính] nghĩ, [là] để khỏi đương đầu với Pháp [trong tình huống bị ràng buộc bởi hiệp ước Harmand 1883].

However, when military plans began to take effect the two remaining regents quickly bent to the strength of France as well and made a formal request for the recognition of Kiến Phúc as the new Emperor.

Dẫu sao, khi những kế họach quân sự bắt đầu gây tác dụng, hai vị phụ chính còn nguyên vị đã cúi cong [lưng] do sức mạnh của nước Pháp ở mức tối đa, một cách nhanh chóng, và [họ] làm một bản kiến nghị có tính thủ tục về việc công nhận Kiến Phúc [lên ngôi như /] là một tân hoàng đế.

Throughout his short reign, Emperor Kiến Phúc managed to show that in him was a vast potential for an effective and moral "Son of Heaven."

Xuyên suốt triều đại ngắn ngủi của ông, hoàng đế Kiến Phúc trị vì để biểu lộ rằng ở ông là một tiềm lực to lớn [đối phó (?) / ủng hộ (?)] với số quân có thực lực và [đối phó (?) / ủng hộ (?)] với giáo lí “Đứa con trai của Thiên Đường”.

[Có lẽ người viết bài bằng tiếng Anh này muốn nói Kiến Phúc ủng hộ thực dân Pháp & Thiên Chúa giáo La Mã!!!!????]

His upstanding character would have made him legendary had he not been hampered by poor health and the corrupt regents Tuong and Thuyet.

Những đức tính cố định của ông lẽ ra sẽ phải khiến ông [trở nên như] truyền ngôn đã [lan tỏa]; ông đã không bị trở ngại bởi sức khỏe ốm yếu và [bởi] các vị phụ chính thối nát -- Tường và Thuyết.

It was the Emperor's adopted mother, Hoc Phi, who held most of the authority along with her secret liaison, regent Nguyễn Van Tuong.

Ấy là bà mẹ nuôi của hoàng đế, [có tên là] Học Phi, người đã nắm giữ nhiều nhất quyền lực, [thứ quyền lực] tùy thuộc sự tằng tịu bí mật của bà, [tùy thuộc vào] phụ chính Nguyễn Văn Tường.

When the morally upright Emperor caught these two he was enraged and declared, "When I get well, I will chop off your heads down to the third generation."

Lúc vị hoàng đế, chính trực theo đạo lí, bắt quả tang hai người này, ông đã cuồng nộ và tuyên bố, “Khi trẫm khỏi bệnh, trẫm sẽ chém rơi đầu các ngươi đến ba họ”.

Naturally, the regents were not going to take the chance of giving the Emperor such an opportunity.

Theo lẽ tự nhiên, các vị phụ chính thì không sẵn sàng để nắm lấy cơ hội giúp cho vị hoàng đế như vậy một cơ may.

Hoc Phi put poison in the Emperor's medicine and Kiến Phúc died on August 1, 1884.

Học Phi bỏ chất độc vào thuốc trị bệnh của hoàng đế, và Kiến Phúc chết vào ngày mùng 01 tháng tám, 1884.

Early the following year the leader of the Imperial family council, Prince Gia Hung, began a secret investigation into the death of Emperor Kiến Phúc.

Một cách sớm sủa, năm tiếp theo, vị lãnh đạo hội đồng hoàng gia [=Tôn nhân phủ], hoàng tử Gia Hưng, bắt đầu một cuộc điều tra bí mật về cái chết của hoàng đế Kiến Phúc.

When the murderous Thuyet found out the prince was exiled and disappeared.

Khi tên Thuyết sát nhân phát hiện được, vị hoàng tử [ấy] bị lưu đày và mất tích.

However, even in death Emperor Kiến Phúc was of some service to his country, for the events of his reign persuaded the French that the corrupt regents had to go.

Mặt khác, ngay trong cái chết, hoàng đế Kiến Phúc đã trở nên một vài [tác nhân] hữu ích cho đất nước của ông, do những sự kiện của triều đại ông đã thuyết phục người Pháp rằng các phụ chính đại thần thối nát phải ra đi.

Their removal was one of the bright points of the French occupation, the shame was that they took over their positions themselves rather than give the Emperor any greater freedom.

Sự loại bỏ được [hai phụ chính] của họ [= người Pháp] là một trong những điểm chói sáng của sự chiếm đóng Pháp thuộc; điều ô danh là rằng, họ đã tự chiếm lấy cương vị cho chính họ hơn là cho hoàng đế [Đại Nam / Việt Nam] sự tự do lớn hơn nào đó.

____________________

[1] & [2] [Kiến Phúc]

See DISCUSSION of this article in English page (Wikipedia - English). Read the other article in Vietnamese page (Wikipedia - Vietnamese), too, and check some wrong main history knowledges in English page.

[1] & [2] [Kiến Phúc]

Xem THẢO LUẬN của bài này ở trang tiếng Anh (Wikipedia - Tiếng Anh). Cũng nên đọc bài khác ở trang tiếng Việt (Wikipedia - Tiếng Việt) và kiểm tra một số kiến thức lịch sử cơ bản sai lạc ở trang tiếng Anh.

Talk:Kien Phuc

From Wikipedia, the free encyclopedia

Jump to: navigation, search

Some main history knowledges in this article (WIKIPEDIA - ENGLISH) are not exact. Read and check them in other language: Vietnamese (WIKIPEDIA TIENG VIET / [Kiến Phúc]), please:

http://vi.wikipedia.org/wiki/
Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc


210.245.31.17 12:34, 14 June 2006 (UTC)

Retrieved from http://en.wikipedia.org/wiki/Talk:Kien_Phuc

Thảo luận:Kiến Phúc

Một vài kiến thức lịch sử trong bài này (WIKIPEDIA - TIẾNG ANH) thì không chính xác. Vui lòng đọc và kiểm tra chúng bằng ngôn ngữ khác: Tiếng Việt (WIKIPEDIA - TIẾNG VIỆT / [Kiến Phúc]):

http://vi.wikipedia.org/wiki/
Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc


210.245.31.17 12:34, 14 tháng sáu 2006 (UTC = Co-ordinated Universal Time = Giờ quốc tế)

Article not found

From Wikipedia, the free encyclopedia

Jump to: navigation, search

We don't have an article with this title, 210.245.31.17, but you can either search for it or create it if you log in or create an account. As an unregistered user, you may also submit the content that you wish to have created. Please read our introduction for more information about Wikipedia.

Retrieved from http://en.wikipedia.org/wiki/User:210.245.31.17

Bài không thể tìm ra

Chúng tôi không có một bài mang tựa đề này, “210.245.31.17”, nhưng bạn có thể hoặc tìm kiếm nó hoặc tạo nên nó nếu bạn đăng nhập hay tạo nên một trương mục. Như một người sử dụng không đăng kí, bạn cũng có thể đưa vào nội dung, mà bạn muốn, đã tạo nên. Vui lòng đọc hướng dẫn của chúng tôi để [có] thông tin nhiều hơn về Wikippedia.

03 tháng bảy HB6 (2006)
tạm dịch (sát nghĩa)


DỊCH RA TIẾNG VIỆT

(từ một bài viết tiếng Anh hoàn toàn không có tư liệu dẫn chứng đã được thẩm định, mà chỉ là những suy diễn, xuyên tạc)

(from an article in English [of Wikipedia – English], which was not filled with the considered-and-decided-materials for citing in the historical research at all, but in it, there were only the misrepresented, distorted circumstances)


BA TRANG WEB

Kiến Phúc

Từ Wikipedia, bách khoa thư tự do

Hoàng đế Kiến Phúc [1] được sinh ra đời vào năm 1868; ông là cháu-được-nhận-đổi-thành-con-nuôi của hoàng đế Tự Đức.

Tiểu sử

Tiếp theo các vị vua Dục Đức và Đồng Khánh, ông đã được nhận vào [cung] bởi vua Tự Đức, người không thể có con riêng. Sau việc phạm tội giết vua [– hoàng đế] Hiệp Hòa [–], các phụ chính của triều đình đã hành động nhanh chóng để làm lễ nhậm chức cho vị hoàng tử mười lăm tuổi [như /] thành một tân hoàng đế. Kiến Phúc [2] được chóng vánh đưa lên ngôi vào ngày 01 tháng 12 năm 1883, lúc đúng 5 giờ sáng. Người tiền nhiệm của ông, hoàng đế Hiệp Hoà, đã bị bắt giữ và bị giết trong khi viên khâm sứ Pháp, Champeaux, đã rời khỏi Huế. Khi y trở lại [Huế], y đã phản đối một cách tức giận về lễ đăng quang [được tổ chức] vội vã của vị tân quốc vương và thực trạng mà nước Pháp đã không được hỏi ý kiến.

Khâm sứ Champeaux sử dụng “hiệp ước Harmand”, [vốn] được kí kết bởi vua Hiệp Hòa, để bào chữa cho sự phẫn nộ, rằng, các phụ chính đại thần đã không hỏi ý kiến những viên tân chủ quản thực dân của Việt Nam trước khi đặt một tân hoàng đế trên ngai vàng. Đây là một chiến thuật bức hiếp đơn thuần và rõ rệt, kể từ khi hiệp ước [phải kí kết trong sự bí đường =] do bế tắc ấy đã cho nước Pháp một vài ảnh hưởng hợp pháp, [áp đặt] trên sự thành công thuộc hoàng đế [Kiến Phúc]. Dẫu vậy, các phụ chính đại thần giả vờ không biết về thực trạng này và tuyên bố lời bào chữa thô thiển rằng, kể từ khi hoàng đế Hiệp Hòa bị chết, tập văn bản đó [= hiệp ước Harmand] thì không hợp pháp lâu hơn [= không còn hiệu lực]. Người Pháp vẫn không bị lay chuyển bởi điều đó và càng thêm tức giận bởi cái chết của Hiệp Hòa. Cũng nên nhớ rằng các phụ chính đại thần đã giết Hiệp Hòa, theo như [cách] được [hai phụ chính] nghĩ, [là] để khỏi đương đầu với Pháp [trong tình huống bị ràng buộc bởi hiệp ước Harmand 1883]. Dẫu sao, khi những kế họach quân sự bắt đầu gây tác dụng, hai vị phụ chính còn nguyên vị đã cúi cong [lưng] do sức mạnh của nước Pháp ở mức tối đa, một cách nhanh chóng, và [họ] làm một bản kiến nghị có tính thủ tục về việc công nhận Kiến Phúc [lên ngôi như /] là một tân hoàng đế.

Xuyên suốt triều đại ngắn ngủi của ông, hoàng đế Kiến Phúc trị vì để biểu lộ rằng ở ông là một tiềm lực to lớn [ủng hộ (?)] cho số quân có thực lực và [ủng hộ (?)] cho giáo lí “Đứa con trai của Thiên Đường”. Những đức tính cố định của ông lẽ ra sẽ phải khiến ông [trở nên như] truyền ngôn đã [lan tỏa]; ông đã không bị trở ngại bởi sức khỏe ốm yếu và [bởi] các vị phụ chính thối nát -- Tường và Thuyết. Ấy là bà mẹ nuôi của hoàng đế, [có tên là] Học Phi, người đã nắm giữ nhiều nhất quyền lực, [thứ quyền lực] tùy thuộc sự tằng tịu bí mật của bà, [tùy thuộc vào] phụ chính Nguyễn Văn Tường. Lúc vị hoàng đế, chính trực theo đạo lí, bắt quả tang hai người này, ông đã cuồng nộ và tuyên bố, “Khi trẫm khỏi bệnh, trẫm sẽ chém rơi đầu các ngươi đến ba họ”. Theo lẽ tự nhiên, các vị phụ chính thì không sẵn sàng để nắm lấy cơ hội giúp cho vị hoàng đế như vậy một cơ may. Học Phi bỏ chất độc vào thuốc trị bệnh của hoàng đế và Kiến Phúc chết vào ngày mùng 01 tháng tám, 1884. Một cách sớm sủa, năm tiếp theo, vị lãnh đạo hội đồng hoàng gia [=Tôn nhân phủ], hoàng tử Gia Hưng, bắt đầu một cuộc điều tra bí mật về cái chết của hoàng đế Kiến Phúc. Khi tên Thuyết sát nhân phát hiện được, vị hoàng tử [ấy] bị lưu đày và mất tích. Mặt khác, ngay trong cái chết, hoàng đế Kiến Phúc đã trở nên một vài [tác nhân] hữu ích cho đất nước của ông, do những sự kiện của triều đại ông đã thuyết phục người Pháp rằng các phụ chính đại thần thối nát phải ra đi. Sự loại bỏ được [hai phụ chính] của họ [= người Pháp] là một trong những điểm chói sáng của sự chiếm đóng Pháp thuộc; điều ô danh là rằng, họ đã tự chiếm lấy cương vị cho chính họ hơn là cho hoàng đế [Đại Nam / Việt Nam] sự tự do lớn hơn nào đó.

____________________


[1] & [2] [Kiến Phúc]

Xem THẢO LUẬN của bài này ở trang tiếng Anh (Wikipedia - Tiếng Anh). Cũng nên đọc bài khác ở trang tiếng Việt (Wikipedia - Tiếng Việt) và kiểm tra một số kiến thức lịch sử cơ bản sai lạc ở trang tiếng Anh.

Thảo luận:Kiến Phúc

Một vài kiến thức lịch sử trong bài này (WIKIPEDIA - TIẾNG ANH) thì không chính xác. Vui lòng đọc và kiểm tra chúng bằng ngôn ngữ khác: Tiếng Việt (WIKIPEDIA - TIẾNG VIỆT / [Kiến Phúc]):

http://vi.wikipedia.org/wiki/
Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc


210.245.31.17 12:34, 14 tháng sáu 2006 (UTC = Co-ordinated Universal Time = Giờ quốc tế)

Bài không thể tìm ra

Chúng tôi không có một bài mang tựa đề này, “210.245.31.17”, nhưng bạn có thể hoặc tìm kiếm nó hoặc tạo nên nó nếu bạn đăng nhập hay tạo nên một trương mục. Như một người sử dụng không đăng kí, bạn cũng có thể đưa vào nội dung, mà bạn muốn, đã tạo nên. Vui lòng đọc hướng dẫn của chúng tôi để [có] thông tin nhiều hơn về Wikippedia.

03 tháng bảy HB6 (2006)
tạm dịch (sát nghĩa)

WIKIPEDIA - NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Bài viết chính - sửa đổi bổ sung do TXA. thực hiện, lúc 05 giờ 56 sáng sớm ngày 14 06 HB6 [ 2006] tại Việt Nam


http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n
_V%C4%83n_T%C6%B0%E1%BB%9Dng


Nguyễn Văn Tường
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm



Nguyễn Văn Tường (chữ Hán: 阮文祥), 1824-1886, là đại thần phụ chính của nhà Nguyễn.
Mục lục
[giấu]
• 1 Tên họ và thi cử
• 2 Hành trạng chính trị
o 2.1 Giữ chức trách chính trị tại các địa phương & khởi sự đấu tranh ngoại giao với Pháp:
o 2.2 Giữ chức trách quân sự ở biên giới Bắc & thương thuyết với quân tướng nhà Thanh:
o 2.3 Đấu tranh ngoại giao với Pháp & cưỡng ước Giáp Tuất (1874):
o 2.4 Trọng thần tại triều đình (phụ trách mặt trận ngoại giao, ngoại thương & kinh tế):
o 2.5 Phụ chính đại thần chủ chiến với vai trò quyết định quốc kế:
o 2.6 Cuộc kinh đô quật khởi, bị thất thủ & quốc kế "chia tách triều chính" trong sự phối hợp:
o 2.7 Ngày tháng lưu đày & cái chết nơi biệt xứ:
• 3 Trước tác
o 3.1 Một số văn bản tài liệu:
o 3.2 Sáng tác thơ ca:
• 4 Ghi chú

[sửa]

A. Tên họ và thi cử

Ông xuất thân từ một gia đình lao động nghèo thuộc làng An Cư, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Với các tài liệu gốc Đại Nam thực lục chính biên (viết tắt: ĐNTL.CB.) và Quốc triều hương khoa lục, người đời sau nhận thấy:

1. Trần Tiễn Thành và Quốc sử quán ghi chép: Vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), tại trường thi Thừa Thiên, có một sĩ tử người Quảng Trị, đã thi đỗ tú tài, nhưng bị phát hiện tên trùng với quốc tính. Dưới triều Minh Mạng đã có sắc dụ, ai mang họ Nguyễn mà tên kép có lót chữ Phước (Phúc), thì phải đổi chữ lót ấy. Nhưng sĩ tử họ Nguyễn, tên Phước Tường này lại không chịu đổi. Do đó, người tú tài tân khoa phải bị gạch tên trong danh sách trúng tuyển, và đồng thời bị tội đồ (đày nơi gần) một năm.

2. Về kì thi hương vào năm Tự Đức thứ 3 (1850), sự cố chữ "Phúc" lại được Cao Xuân Dục và Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép như sau: "Nguyễn Văn Tường, người xã An Cư, huyện Đăng Xương [Triệu Phong - chua thêm (viết tắt: ct.)], tỉnh Quảng Trị. Nguyên tên là Nguyễn Phước Tường; vì tên trùng với quốc tính, không chịu đổi, nên bị đi đày; hết hạn lại được phục hàm cử nhân".

Như vậy, có thể lần thứ hai này, Nguyễn Văn Tường chỉ bị "nhắc lại" án cũ, hồi ông mới 18 tuổi (1842).

[sửa]

B. Hành trạng chính trị

[sửa]

I. Giữ chức trách chính trị tại các địa phương & khởi sự đấu tranh ngoại giao với Pháp:

Sau khi đậu cử nhân (1850), dự thi hội, đạt đủ phân số điểm để được bổ nhiệm, ông vào huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhận chức huấn đạo (phụ trách việc dạy và học).

1853, huyện Thành Hóa, thuộc tỉnh Quảng Trị được thành lập. Ông được bổ làm tri huyện ở đó cho đến 9 năm sau. Thành Hóa là một nơi xung yếu, "hậu lộ của kinh đô", chỉ những người được tin cậy mới được giao trọng trách, nhất là trong thời điểm giặc Pháp đã tấn công Đà Nẵng, Gia Định, kích động nội phản ở Bắc Kỳ, sứ bộ Phan Thanh Giản kí kết cưỡng ước Nhâm Tuất (1862). Tại đây, ông đã xây dựng được một căn cứ địa tốt cho Huế. Ông lại chứng tỏ là một người rất có tâm và tài trong việc đoàn kết người Thượng với người Kinh.

1862, ông vào kinh đô Huế giữ chức biện lí Bộ Binh, rồi vào Quảng Nam làm án sát.

1864, vì cần có vị quan giỏi để điều hành "điểm nóng" mâu thuẫn lương - giáo, ông được chuyển đổi, làm phủ doãn kinh đô (tỉnh Thừa Thiên và đạo Quảng Trị). 1866, cuộc khởi nghĩa "Chày vôi" nổ ra trong phạm vi quản lí, Nguyễn Văn Tường bị cách chức.

1866 - 1868, Nguyễn Văn Tường trở lại huyện Thành Hóa, với chức trách bang biện (tham mưu), tiếp tục xây dựng căn cứ địa Thành Hóa (Tân Sở về sau). Trong 2 năm này, ông lại được cấp ấn quan phòng với quyền được trực tiếp tâu lên vua những việc thực thi cụ thể cùng những kiến nghị rộng lớn.

Cũng trong năm Đinh Mão 1867, mặc dù đang ở huyện Thành Hóa, ông vẫn được triều đình và vua Tự Đức điều động vào sứ bộ để vô Gia Định đàm phán với Pháp. Đặc biệt, năm sau, khi sứ bộ dự định đi Paris, ông có viết một bản tấu nổi tiếng, thể hiện tư tưởng phòng thủ, chủ chiến (thủ để chiến), đồng thời phê phán "ảo tưởng hòa nghị" (tháng 3 âm lịch, Mậu Thìn 1868).

[sửa]
II. Giữ chức trách quân sự ở biên giới Bắc & thương thuyết với quân tướng nhà Thanh:

Từ tháng 7 âm lịch, cũng năm Mậu Thìn (1868) ấy, Nguyễn Văn Tường với chức tán tương quân thứ, đứng vào hàng ngũ các quan tướng chỉ huy 3 đạo quân hùng hậu nhất của triều Nguyễn, tiến ra Bắc tiễu phỉ (nội phản, nhất là tàn quân Thái bình thiên quốc [giặc Cờ] toan xưng hùng xưng bá ở biên giới Đại Nam (Việt Nam), mặc dù triều đình đã hết sức phủ dụ). Suốt 5 năm trời, ông là một quan văn cầm gươm từng trải trận mạc trên vùng núi phía Bắc, đồng thời là một nhà ngoại giao trong nhiệm vụ thương thuyết, phối hợp tiễu phỉ với quân binh nhà Thanh. Đây cũng là thời đoạn các quân thứ Đại Nam thu phục được Lưu Vĩnh Phúc (chủ tướng quân Cờ Đen) để tiêu diệt quân cờ Vàng, cờ Trắng và để chống Pháp.

[sửa]
III. Đấu tranh ngoại giao với Pháp & cưỡng ước Giáp Tuất (1874):

Việc tiễu phỉ ở phía Bắc không thể dứt điểm được, Pháp lại dùng thủ đoạn "buôn bán" vũ khí cho bọn phỉ để nuôi dưỡng chúng, nhằm làm tiêu hao sinh lực quân Đại Nam và ý chí của triều đình. Vì vậy, 1873, ông được điều động vào phái bộ do Lê Tuấn làm chánh sứ, vô Gia Định thương lượng với thực dân Pháp. Cuộc đàm phán kéo dài, bởi triều đình và sứ bộ Đại Nam không chịu nhân nhượng Pháp, mặc dù tại Gia Định lúc ấy, không chỉ có Pháp mà còn có các đại diện của nhiều nước thực dân châu Âu và cố đạo Thiên Chúa giáo (Pháp và Tây Ban Nha). Tướng Pháp Dupré cử Francis Garnier ra quấy nhiễu Bắc Kỳ để làm sức ép. Thành Hà Nội cùng các thành tỉnh lân cận bị thất thủ. Nguyễn Tri Phương tử tiết. Tuy quân Lưu Vĩnh Phúc chém được Francis Garnier, nhưng tình thế buộc triều đình phải nhân nhượng. Nguyễn Văn Tường ra Bắc Kỳ thu hồi xong bốn tỉnh, lại phải vào Gia Định để cùng Lê Tuấn, Nguyễn Tăng Doãn tiếp tục bàn định các điều khoản, cuối cùng phải đành chấp nhận cưỡng ước Giáp Tuất (1874) và một thương ước khác.

[sửa]
IV. Trọng thần tại triều đình (phụ trách mặt trận ngoại giao, ngoại thương & kinh tế trong nước):

1874, ông giữ chức thượng thư Bộ Hình kiêm Thương bạc đại thần tại kinh đô Huế. Không lâu sau ông được bổ sung vào Viện Cơ mật. Từ thời điểm này, Nguyễn Văn Tường là một trọng thần tại triều. Chức vụ ông giữ lâu nhất là thượng thư Bộ Hộ, quản lí Thương bạc viện (cơ quan ngoại giao và ngoại thương). Ông còn là người có công cải cách thuế ruộng đất, để thống nhất Đàng Trong và Đàng Ngoài về chiều sâu, thiên về tầng lớp nông dân nghèo.

[sửa]
V.Phụ chính đại thần chủ chiến với vai trò quyết định quốc kế:

1883, vua Tự Đức băng hà, trong tình hình Bắc Kỳ đang bị thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. Mặc dù Henry Rivière cũng bị giết chết trong một trận đánh do Hoàng Tá Viêm làm tổng chỉ huy, Lưu Vĩnh Phúc trực tiếp cầm quân, các tỉnh Bắc Kỳ vẫn chưa thu hồi được, kinh đô Huế lại đứng trước nguy cơ bị tấn công. Và thật sự Thuận An, cửa ngõ của kinh đô, đã bị thất thủ, không lâu sau ngày vua Tự Đức mất. Do đó, cùng với Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường lần lượt lập rồi phế bỏ 2 vua Dục Đức, Hiệp Hòa (một thân Pháp, "tả đạo"; một câu kết với Pháp qua De Champeaux), nhằm mục đích đưa lên ngai vàng một vị vua yêu nước, quyết chiến với thực dân Pháp.

Bấy giờ, quân Thanh đã sang đất Bắc Kỳ để phối hợp đánh Pháp, theo những lần thương nghị giữa Nguyễn Văn Tường, đại diện triều đình Đại Nam, và Đường Đình Canh, đại diện triều đình Đại Thanh (Trung Hoa), từ năm 1881. Nhưng trong thực tế, quân binh nhà Thanh lại mưu mô quy phục Lưu Vĩnh Phúc nhằm mục đích cùng Pháp chia đôi Bắc Kỳ ("Bắc Kỳ mỏ" và "Bắc Kỳ gạo"), lấy sông Hồng làm ranh giới.

Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thực hiện kế sách quân sự "tọa sơn quan song hổ đấu", thúc đẩy chiến tranh giữa Pháp và Hoa nổ ra, còn triều đình Huế đứng vào thế trung lập.

Nhưng triều đình nhà Thanh lại kí hòa ước Thiên Tân với Pháp, cô lập hoàn toàn triều đình Huế (Đại Nam). Triều đình Huế bị bắt buộc phải kí cưỡng ước Giáp Thân (1884), còn gọi là Hòa ước Patenôtre - Phạm Thận Duật. Trong tình thế ấy, hai vị phụ chính đại thần vẫn cố gắng tiếp tục thúc đẩy chiến tranh Pháp - Hoa tiếp diễn, nhằm làm suy yếu lực lượng cả Pháp lẫn Hoa và tranh thủ thời gian để xây dựng cơ sở cho phong trào Cần vương. Một loạt sơn phòng được củng cố, xây dựng, gồm cả "hậu lộ kinh đô", Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị). Đích thân Nguyễn Văn Tường chỉ đạo xây dựng "kinh đô kháng chiến" hoặc "kinh đô tị địa" này.

Vua Kiến Phúc lại không may mắc bệnh, băng hà. Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép khá kĩ lưỡng như sau:

"Vua không khỏe, tháng tư trước, ngọc thể vi hoà, đình thần đã xin vua tĩnh dưỡng, và chia nhau đi cầu đảo các linh từ; sau đó đã khỏe, nhưng chưa được bình phục như cũ; đến ngày mồng 7 tháng này, ngày kỷ mão, mới ngự điện Văn Minh, chịu lễ chầu mừng, ban thưởng lụa hoa cho các bầy tôi có sai bậc, rồi sau lại không được khỏe. Thái y tiến thuốc, không thấy công hiệu. Ngày mồng 10, nhâm ngọ, bệnh kịch; giờ ngọ hôm ấy vua mất ở chính điện Kiền Thành. Hoàng thái phi bèn vời bọn Tôn nhân phủ Miên Định, phụ chính phủ thân đại thần Hồng Hưu, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Hộ bộ thượng thư Phạm Thận Duật, truyền bảo hoàng đế di chúc rằng:

"Hoàng đế đức mỏng, có em là Ưng Lịch có học có hạnh, hoàng đế như có mất đi, truyền bảo tôn nhân phụ chính nên lấy Ưng Lịch vào nối ngôi lớn, để phụng tôn miếu; lại đại lễ tiên hoàng đế chưa xong, và lấy của dùng chưa sẵn, vậy hợp thành tang lễ châm chước làm được 4, 5 phần mà thôi, chớ cầu thể lệ.

"Bấy giờ, Miên Định công và phụ chính thân đại thần truyền lệnh cho biết. Tôn nhân phủ, văn võ đình thần bèn hợp từ tâu lên Từ Dụ thái hoàng thái hậu; hoàng thái hậu rước công tử Ưng Lịch (là con thứ 5 Kiên Thái vương Hồng Hợi, biện phụng vương ấy), vào nhà tang xưng là tự quân, phàm việc tâu xin tuân hành; chọn ngày lành làm lễ tấn tôn (đó là vua Hàm Nghi) ..."


(Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, chính biên [ĐNTL.CB.], tập 36, Nxb. Khoa học xã hội [KHXH.], Hà Nội, 1976, tr. 150 – 151)

Ngày 12 tháng 6 âm lịch, năm Quý Mùi (1884), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cùng Tôn nhân phủ, đình thần lập vua Hàm Nghi lên ngôi.

Hai vị phụ chính cùng các thành viên nhóm chủ chiến (Trần Xuân Soạn, Trương Văn Đễ...) đã có một vị minh quân để tiếp tục đương đầu với Pháp cũng như với bộ phận khá lớn giáo dân Thiên Chúa giáo bị các cố đạo phỉnh gạt, cầm súng, đào hào, tiếp tế lương thực cho Pháp.

Chính phủ Pháp quyết thực hiện xâm lược toàn bộ Đại Nam. De Courcy được cử sang với mục đích hoàn tất việc chiếm trọn Bắc Kỳ và bắt đầu tấn công chiếm cứ kinh đô Huế. Câu nói của y, hầu như ai cũng biết: "Việc cuối cùng là ở Huế"; và y đã vạch kế hoạch bắt sống hoặc tiêu diệt nhóm chủ chiến triều đình Huế, đứng đầu là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.

[sửa]
VI. Cuộc kinh đô quật khởi, bị thất thủ & quốc kế "chia tách triều chính" trong sự phối hợp:



Ảnh / Bộ sách "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)" - Trần Xuân An



Ngày 23 tháng 5 âm lịch, Ất Dậu (khuya ngày 4 tháng 7, bước sang ngày 5 tháng 7 năm 1885), tuy thi hành kế sách "không biết gì", nhưng thực sự ông cùng Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công một cách bất ngờ vào Sứ quán Pháp bên kia sông Hương và doanh trại Pháp tại Mang Cá (Huế), nhưng thất bại. Thực chất đó chỉ là đòn đánh trước để giành thế thượng phong, mặc dù biết rằng De Courcy cố dùng kế khích tướng, ép buộc quân Đại Nam phải tấn công trước (Đại Nam tấn công trước thì không nước nào trách được việc Pháp vi phạm cái gọi là "hòa" ước!).

Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi và Tam cung (thái hoàng thái hậu Từ Dũ, Trung phi Vũ thị [họ Vũ], Học phi Nguyễn thị [họ Nguyễn]) ra khỏi kinh thành; trong khi đó, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn vẫn cố kìm giữ sự tấn công của Pháp. Trần Xuân Soạn là vị tướng can trường, ông có nhiệm vụ rút quân cuối cùng.

Theo dự kiến mà nhóm chủ chiến đã vạch ra trong trường hợp kinh đô thất thủ (phương án 2), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất thuyết lúc ấy liền quyết định đưa vua ra thành Quảng Trị, rồi sẽ đưa lên Tân Sở (tại huyện Thành Hóa, tức là Cam Lộ) để tránh đạn quân xâm lược Pháp, đồng thời phát Dụ Cần vương.

Trong lúc đó, một mặt được lệnh của bà Từ Dũ và vua Hàm Nghi, mặt khác là thực hiện phương án 2, ngăn cản Pháp truy kích xa giá, thực thi kế sách "kẻ ở người đi" (đàm và đánh), nên ông đã quay lại điều đình với Pháp. Nguyễn Văn Tường đã nhờ giám mục Caspar (lấy tên tiếng Việt là Lộc), tại giáo đường Kim Long (về sau là đại chủng viện Xuân Bích), đưa sang Sứ quán để gặp tướng De Courcy (qua môi giới Caspar cũng là cách mà vào năm 1883, khi Thuận An thất thủ, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Trọng Hợp đã thực hiện trong việc "cầu hòa"). Sau khi De Courcy buộc Nguyễn Văn Tường ban bố một vài lệnh lạc "hòa hảo giữa hai nước Việt - Pháp", y lại ra thời hạn cho Nguyễn Văn Tường: trong vòng hai tháng phải tìm cách để rước vua Hàm Nghi và Tam cung về.

Nguyễn Văn Tường phái Phạm Hữu Dụng cầm sớ ra Quảng Trị, tâu xin rước vua về, nhưng Tôn Thất Thuyết cản sớ không cho vua biết. Tôn Thất Thuyết dặn Phạm Hữu Dụng: Nguyễn Văn Tường cố gắng thương thuyết với Pháp 2 điều là Pháp không được tiếp tục bức hiếp và phía ta cũng nên "đoàn kết" với Pháp. Nếu được như thế, mới có thể rước vua Hàm Nghi về lại kinh đô.

Nguyễn Văn Tường lại viết sớ vấn an Tam cung, và đệ trình về việc Tam cung tạm về Khiêm lăng (lăng Tự Đức) trong khi chờ vụ việc được giải quyết.

Về việc Tôn Thất Thuyết cản Phạm Hữu Dụng trực tiếp dâng sớ lên vua Hàm Nghi và cũng không cho vua biết: Đây có thể là một khía cạnh mâu thuẫn trong sách lược mà hai vị phụ chính đã bàn với nhau, và chắc hẳn đúng hơn là do tình huống mới nảy sinh, nên đó chỉ là một "động tác giả", để thực hiện thủ thuật "hai mặt", nhằm đối phó với Pháp. Nhưng ngay sau đó, bằng sự liên lạc mật, họ lại nhất trí vẫn duy trì kế sách "kẻ ở người đi". Từ Tân Sở, Dụ Cần vương chính thức và duy nhất được ban bố, cùng thời điểm vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết gửi về Huế một bản sắc dụ cho Nguyễn Văn Tường. Điều cần lưu ý là mật dụ của Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) từ Tân Sở gửi về Nguyễn Văn Tường, cùng một ngày phát Dụ Cần vương, 2 tháng 6 năm Ất Dậu (13 tháng 6 năm 1885):

"... Tôn Thất Thuyết còn giữ giá vua còn đóng ở Phòng Quảng Trị, đã kèm vua ra Lệnh dụ Thiên hạ cần vương, lại sẽ dụ bảo Nguyễn Văn Tường và yên ủi những người họ mạc ở trong kinh, đều một đạo, do đường dịch lộ chuyển chạy về kinh. (Khi ấy tự Phòng đến kinh ống trạm còn chuyển đệ được). Đó đều là việc từ mồng 7 tháng này trở về trước.

"Ngày mồng 2 dụ Văn Tường, lược nói:

"Y [Cô-ra-xy (De Courcy) – ct.] thấy ta càng khuất, y càng ngày càng lấn, khiến Triều đình không còn mặt mũi nào, vạn bất đắc dĩ mà ta mới phải làm cái kế bỏ thành đi ra ngoài. Nay đại thần Tôn Thất Thuyết cùng ta cùng quanh quẩn, còn ngươi là phụ chính đại thần thì ở lại mà thương đàm, kẻ ở người đi đều lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản. Trời đất thực cũng chứng giám. Ngươi nên khéo thể tấm thịnh tình của tiên hoàng đối với nước láng giềng rất có thuỷ chung và cùng y giảng rõ về lý thế, cân nhắc về lợi hại, hết lòng thoả hiệp [:hiệp bàn thỏa mãn đôi bên, không phải "thỏa hiệp vô nguyên tắc" – ct.], phàm những khoản gì bách thiết, chung nhau bàn đổi, cốt khiến cho 2 nước như anh em, vinh nhục cùng quan hệ, vui lo cùng chung nhau mười phần chân thành, không còn dùng đến uy thuật. Lúc này ta mệnh cho hồi loan, trên để phụng dưỡng ba cung, dưới để yên lòng thần dân, khanh cùng với Tôn Thất Thuyết trung trinh chói lọi, muôn thuở cùng sáng, những phường nịnh tử gian phu, đều phải lặn hình giấu bóng. Nam triều ta há chẳng hân hạnh ư, nước Đại Pháp chắc cũng vui vẻ mà cùng giữ lấy cường thịnh vậy.

"Nếu không như thế thì các miếu xã lăng tẩm và các vương công không kịp đi theo ấy thì hết thảy uỷ cho khanh. Ta duy có chọn đất lánh ở, sợ trời vui trời, rường cột cương thường, cả nước cùng thế, không đâu không phải là Triều đình và không phải là tôi con vậy. Trẫm quyết không cùng với họ tranh được thua vậy.

"Tình thế ví lại không thôi, trẫm nguyện phái thêm cán viên, lấy đường đi khắp các nơi, nghiêm sắc cho Ninh Bình trở về phía Bắc, bao nhiêu quan tỉnh, phủ, huyện đều để ấn lại mà đi, người nào như có trung nghĩa tài lược không kể quan hay dân, đều cho được tiện nghi làm việc [nhân dân, sĩ phu khởi nghĩa – ct.], cốt không phụ tấm lòng tốt của triều đình dưỡng dục, tác thành, yên được bóng thiêng liêng ở trời của liệt thánh, và đáp phó được nguyện vọng [khởi nghĩa chống Pháp – ct.] tha thiết của thần dân trong nước. Khanh nên nghĩ cho kỹ nhé, có muốn nên tâu đối, thì gởi theo đường trạm chờ xét cũng chẳng hại gì."


(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 225 – 226)

Sau đó ít hôm, vào ngày 7 tháng 5 năm Ất Dậu (18 tháng 7 năm 1885), vua Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) lại từ Tân Sở gửi một mật dụ về Huế cho hoàng tộc:

"Ngày mồng 7, dụ các người trong họ, đại lược nói:

"Dụ Thọ Xuân vương, phụ chính Hoài Đức công và các bọn hoàng phiên, công chúa nghĩ coi: Nước Nam ta nhiều lần bị kẻ khác bức hiếp nhiều khoản, phàm có tai mắt khí huyết không ai là không uất ức buồn rầu, chẳng riêng người trong họ ta mà thôi. Trẫm vâng di mệnh của tiên quân, và các vương công phụ thần cùng suy tôn lên quyền giữ việc nước. Phàm có trăm điều đều duy kiến nghị, phải ấy thì theo. Trẫm tuổi trẻ, kiến thức chưa rộng, dám đâu chuyên trái việc gì, cho nên hễ khi tiếp được thư của nước Đại Pháp gửi đến khoản gì, nếu quá lăng nhục và yêu sách quá đáng, nhân tình không thể chịu được, mật nghe vương công và các phụ chính khuyên bảo, không đâu là không cưỡng tự đau đớn nín náu, chịu theo êm việc, vì muốn bảo toàn xã tắc, để họ mạc lâu dài hưởng tôn quý giàu sang vậy. Không ngờ sứ Pháp ngang ngược ngày thêm, không còn được chút quốc thể, cúi xuống đất, ngửa lên trời, xiết bao hổ thẹn, vạn bất đắc dĩ mà phải làm ra việc này; quay nhìn nơi lăng miếu và các bậc ý thân, thực không biết bao nhiêu là tưởng nhớ, chả biết trong tôn tộc từng có tin đến sự lo xuôi nghĩ ngược của ta không? Nay đã có phụ chính huân thần là Nguyễn khanh [tức là Nguyễn Văn Tường – ct.] ở lại giảng nói, che chở nhiều việc, hơi được yên ổn; huân thần tâm sự như thế, cáng đáng như thế, thực là đau khổ quá chừng. Nhân vật nước ta, những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được. Trẫm cũng dụ cho đại thần ấy hết lòng bàn tính công việc, tâu chờ quyết định. Vương công đều là cốt nhục chí thân, đều nên thương ta khổ tâm, thể tất ta vô cùng. Phàm việc gì cùng với Nguyễn khanh châm chước thoả đáng, cốt không trái với cương thường của trời đất. Nên được nền bình trị lâu dài của quốc gia, ngõ hầu để được tiếng thơm muôn đời, thế là lành lắm, tốt lắm. Trời đất dài lâu, gặp nhau có hẹn. Nước nhà suy thịnh, gặp hội đổi thay, càng nên trân trọng di dưỡng, để yên tấm lòng xa của người tuổi trẻ. Còn ra sẽ uỷ cho Nguyễn khanh sẽ vì ý thân điều đình cho thoả đáng, vụ được như thường. Phàm người họ ta, cần tin lời ta nhé, thế thì ta mới yên lòng."


(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 226 – 228)

Trong hai tháng đó, Nguyễn Văn Tường hoàn toàn bị Pháp quản thúc ngay tại Sở Thương bạc, do một trung đội lính viễn chinh thuộc Pháp canh giữ, tên sĩ quan Schmitz chỉ huy. Tất cả mọi sắc dụ kí tên thái hoàng thái hậu Từ Dũ đều do Miên Định (chú ruột vua Tự Đức, hiện giữ chức nhiếp chính giám quốc) bàn bạc, thông qua và Nguyễn Nhược Thị Bích (tác giả "Hạnh Thục ca") chấp bút.

Tuy ở trong thế bị quản thúc nghiêm ngặt, Nguyễn Văn Tường vẫn đấu tranh hết sức gay gắt với bọn "đón gió xoay buồm", trực diện là với tên tay sai Nguyễn Hữu Độ (kẻ đã có dã tâm theo Pháp từ 1873 -- theo ghi chép đã xuất bản của Jean Dupuis và theo Đại Nam thực lục chính biên), trong việc phong chức hàm cho y với quyền hạn "phó vương" tại Bắc Kỳ, thành lập Nha Kinh lược tại đấy, mà thực chất là mất hẳn Bắc Kỳ vào tay Pháp và các cố đạo như Puginier.

Trong khi đó, phong trào "Cần vương, bình Tây, sát tả đạo" đã bùng nổ ra khắp cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh tả kì (phía trái cửa ngõ vào kinh đô, tức là phía Nam). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính Nguyễn Văn Tường đã lãnh nhiệm vụ chỉ đạo tổng quát ở miền đất ấy, trong khi Tôn Thất Thuyết phụ trách các tỉnh hữu kì (phía Bắc) (xem cáo thị khi giặc Pháp bắt Nguyễn Văn Tường bên dưới).

[sửa]
VII. Ngày tháng lưu đày & cái chết nơi biệt xứ:

Hết hạn hai tháng, đúng vào ngày 27 tháng 7 Ất dậu (5 tháng 9 năm 1885), Pháp ra lệnh bắt Nguyễn Văn Tường. De Courcy chỉ thị De Champeaux công khai cáo thị khắp nước. Quốc sử quán ghi nhận như sau:

"Đô thống Đại Pháp là Cô-ra-xy [De Courcy – ct.] bắt thái phó, Cần Chánh điện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, kiêm sung Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ quận công, là Nguyễn Văn Tường xuống tàu thủy chạy đi Gia Định.

"Cứ theo lời cáo thị của khâm sứ Tham-bô [De Champeaux – ct.] nói: Văn Tường từng đã chống cự nước ấy [nước Pháp – ct.] thực đã nhiều năm. Từ khi cùng Tôn Thất Thuyết sung làm phụ chánh, chỉn [= vốn – ct.] lại đổng suất quan quân nổi dậy công kích quan binh nước ấy [nước Pháp – ct.]; và Văn Tường do đô thống ấy xin [chính phủ Pháp – ct.] cho hai tháng [nhằm để – ct.] lo liệu việc nước cùng Bắc Kỳ cùng được lặng yên vô sự; [kì thực – ct.] đến ngày 27 tháng ấy hết hạn, mà các tỉnh tả kỳ về phía Nam, có nhiều nơi nổi quân chém giết dân giáo. Đến đây đô thống ấy định án, ƯNG [= NÊN ; PHẢI – ct.] kết tội lưu.

"Hôm ấy chở đem Văn Tường đến cửa biển Thuận An; buổi chiều Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình đi tàu thủy Pháp cũng về đến cửa biển ấy.

"(Thuyền Pháp chở Văn Tường đến Gia Định, sau chở gồm cả Phạm Thận Duật, Lê Đính [= Tôn Thất Đính] đem về nước ấy [thuộc địa Tahiti – ct.]; Thận Duật trong khi đi đường bị ốm chết ở trong tầu, buông xác xuống biển) ...".


(ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 247)

Không những người Pháp ở Gia Định đổ một loại hóa chất gây cháy bỏng vào miệng Nguyễn Văn Tường, khi tra tấn (để khỏi la hét, gào rú), De Courcy còn đánh điện tín cho Caffort, chúa đảo Côn Đảo: “Tầm quan trong của những tù nhân chính trị này đòi hỏi họ phải được giám sát nghiêm ngặt với bất cứ giá nào” ; trong đó, Nguyễn Văn Tường là "kẻ thù nguy hiểm nhất" đối với Pháp (Xem: Côn Đảo, kí sự và tư liệu, Nxb. Trẻ, 1998, tr. 85).

Khi ông và hai người bạn tù của ông đã bị giam giữ tại Côn Đảo, chính phủ Pháp lại chuẩn bị lưu đày họ tận Tahiti; bấy giờ, triều Đồng Khánh, dưới sự chỉ đạo của De Courcy, đã "xử án vắng mặt" nhóm chủ chiến triều đình Huế, với nội dung chính là hành trạng của họ từ ngày 5 tháng 7 đến 5 tháng 9 năm 1885. Bản án chung thẩm ấy được xét xử, công bố vào tháng 8 âm lịch Ất Dậu (tháng 9 năm 1885):

"Tôn nhân phủ và đình thần dâng sớ tâu bày tội trạng của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, xin tước hết quan tước và tịch thu gia sản; tham tri Trương Văn Đễ đã quá cố, và chưởng vệ Trần Xuân Soạn, đều là bè đảng làm loạn, cũng tước cả quan chức. Trong bọn ấy, thì Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, xin do quan địa phương xét bắt bằng được và chém ngay, để tỏ rõ hiến pháp trong nước. Vua nghe theo."

(ĐNTL.CB., tập 37, Nxb. KHXH., 1977, tr. 35)

Lúc khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 7 năm 1886, tại Papeete, một làng trên quần đảo thuộc địa Tahiti của Pháp, Nguyễn Văn Tường mất. Sau một vài tháng quàn giữ, di thể ông được Tôn Thất Đính đưa về Đại Nam.

[sửa]
C. Trước tác

Lúc sinh thời, ông nổi tiếng là người sắc sảo, cả quyết và mưu trí. Trong khi làm quan, ông đã dâng lên vua nhiều tấu sớ. Hầu hết các tài liệu này đã được vua Tự Đức đích thân phê duyệt, và được các quan lưu giữ tại các nha môn, bộ, viện và tại Quốc sử quán. Số di cảo này đã được Nhóm Tư liệu Hán - Nôm lịch sử cận đại Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhóm giảng viên Đại học Sư phạm Huế sưu tầm, dịch thuật.

[sửa]
Một số văn bản tài liệu:

• Nam Kỳ tấu nghị (chưa xuất bản toàn bộ, chỉ mới ấn hành từng phần)
• Bắc Kỳ tấu nghị (chưa xuất bản, chỉ mới ấn hành từng phần)
• Thương bạc viện phúc (chưa xuất bản, chỉ mới ấn hành từng phần)
• Văn thư thương thuyết Nhà Thanh viện binh tiễu phỉ.

[sửa]
Sáng tác thơ ca:

• "Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường thi tập", gồm các sáng tác văn vần (khoảng 5 cặp câu đối & trên 60 bài thơ chữ Hán) người đời sau sưu tầm được, tạm đặt tên như đầu dòng, hoặc "Kì Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường thi tập" (nhiều dịch giả đã dịch ra tiếng Việt và đã hiệu đính; Trần Xuân An biên soạn [chú giải...] và đã xuất bản toàn bộ trên Internet [e-book]).

[sửa]
D. Ghi chú

Xem các đường liên kết ngoài (gồm danh mục sách tham khảo) ở trang thảo luận của bài viết chính này.

_________________________________

Bài trên đây được viết để sửa chữa, bổ sung bài viết đã có trước 7 giờ 54 phút, ngày 12-06-2006, ngày giờ trên WIKIPEDIA, và cũng đã đăng trên WIKIPEDIA (xem lịch sử hình thành bài viết):

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n
_V%C4%83n_T%C6%B0%E1%BB%9Dng


nhà Nguyễn Quan nhiếp chính Việt Nam Người Quảng Trị Sinh 1824 Mất 1886

Link


_______________________________
_______________________________

NGUYÊN VĂN BÀI VIẾT TRÊN WIKIPEDIA
TRƯỚC KHI TÔI THAM GIA SỬA CHỮA, BỔ SUNG:


http://vi.wikipedia.org/w/
index.php?title=Nguy%E1%BB%85n_
V%C4%83n_T%C6%B0%E1%BB%9Dng&oldid=242209


Nguyễn Văn Tường
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sửa đổi lúc 02:43, ngày 12 tháng 6 năm 2006; xem phiên bản hiện hành
← Phiên bản cũ | Phiên bản mới→
Bước tới: menu, tìm kiếm



Nguyễn Văn Tường

Nguyễn Văn Tường (chữ Hán: 阮文祥), 1824-1886, quê ở Quảng Trị, là đại thần phụ chính của nhà Nguyễn.

Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng Nguyễn Văn Tường tên thật là Nguyễn Phước Tường, vốn là con của Thiệu Trị, nhưng không được thừa nhận nên phải đổi tên thành Nguyễn Văn Tường[cần dẫn chứng].

Ông xuất thân từ một gia đình lao động nghèo thuộc làng An Cư, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sau khi đậu cử nhân, ông được bổ làm Tri huyện Thành Hoá, Quảng Trị vào năm 1850. Sau 24 năm ở chốn quan trường, ông lên tới chức Chính khanh Đại thần, tham gia công việc cơ mật của triều đình.

Ông nổi tiếng là người sắc sảo, cả quyết và đa mưu. Trong khi làm quan, ông đã dâng lên vua nhiều tấu sớ. Hầu hết các tài liệu này đã được Vua Tự Đức đích thân phê duyệt và được lưu giữ tại các nha môn, bộ, viện. Các di cảo này đã được nhóm tư liệu Hán - Nôm Lịch sử cận đại Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm và dịch thuật.

Cùng với Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường lần lượt lập rồi phế bỏ ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc. Có sách nói rằng Nguyễn Văn Tường đã cho vua Kiến Phúc uống thuốc độc vì vua bắt gặp ông đang tư tình với bà vương phi Nguyễn Thị Hương[cần dẫn chứng].

Năm 1884, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lập vua Hàm Nghi lên ngôi. Ngày 4 tháng 7 năm 1885, ông cùng Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tổng tấn công quân Pháp bất ngờ tại Huế, nhưng thất bại.

Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi tới thành Quảng Trị để lánh nạn. Sau đó được lệnh của bà Từ Dũ nên ông đã quay lại điều đình với Pháp. Nguyễn Văn Tường đã nhờ giám mục Lim Long là Caspar đưa về gặp tướng de Courcy và hợp tác với Pháp, phản lại Tôn Thất Thuyết[1]. De Courcy hẹn cho Nguyễn Văn Tường trong vòng hai tháng phải tìm cách để rước vua về. Nguyễn Văn Tường viết sớ ra Quảng Trị xin rước vua về nhưng ông Tôn Thất Thuyết cản thư không cho vua biết. Hết hạn hai tháng, cả gia đình Nguyễn Văn Tường bị de Courcy đày ra Côn Ðảo, sau đó đưa tới đảo Tahiti ở Thái Bình Dương. Năm 1886, Nguyễn Văn Tường mất, xác được đưa về Việt Nam.

Một số văn bản tài liệu mà Nguyễn Văn Tường đã viết:
• Nam Kỳ tấu nghị
• Bắc Kỳ tấu nghị
• Thương Bạc viện phúc
• Văn thư xin nhà Thanh viện binh tiễu phỉ.
• Các bài thơ do ông sáng tác (khoảng 60 bài)
• Các tạ biểu...

Ghi chú

1. ▲ "Vị hoàng đế trưởng thành từ thời niên thiếu". Nguyễn Quang Trung Tiến. Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1(7).1995)

Lấy từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n
_V%C4%83n_T%C6%B0%E1%BB%9Dng


Thể loại (6): Bài cần chú thích nguồn gốc | Quan nhà Nguyễn | Quan nhiếp chính Việt Nam | Người Quảng Trị | Sinh 1824 | Mất 1886

_____________________

Nói cho thật chính xác: NGUYÊN VĂN BÀI VIẾT TRÊN WIKIPEDIA TRƯỚC KHI TÔI THAM GIA SỬA CHỮA, BỔ SUNG trên đây cũng đã được các thành viên và người đọc Wikipedia thêm mấy chữ (Nguyễn Đắc Xuân; cần dẫn chứng) và chú thích ("Vị hoàng đế trưởng thành từ thời niên thiếu". Nguyễn Quang Trung Tiến. Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1(7).1995)) sau khi tôi tham gia trang thảo luận, yêu cầu bài viết phải trưng dẫn tư liệu gốc.

Trần Xuân An
lúc 8 giờ 39 phút, ngày 19 tháng 6 HB6 (2006)
[24-5 Bính tuất HB6], tại TP.HCM., Việt Nam.


20-6 HB6 ( 2006 )


_______________________________________
_______________________________________


THAY LỜI KẾT THÚC VẤN ĐỀ

KÍNH MỜI ĐỌC LẠI MỘT BÀI VIẾT NGẮN ĐƯỢC VIẾT NGAY TRONG CUỘC THẢO LUẬN TRỰC TUYẾN

04:16, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC):

GÓP BÀN VỀ TÍNH KHÁCH QUAN - TRUNG LẬP

1.

Trước hết, tôi đồng ý: Viết bài trên một loại bách khoa toàn thư, trong thời đại bùng nổ internet này, nên viết một cách khách quan (trung lập), cứ như thể người viết không thuộc quốc gia nào, dân tộc nào, không có chính kiến (chủ kiến chính trị) nào, thì người đọc thuộc các quốc tịch, dân tộc, màu da, sẽ đỡ "dị ứng".

Tuy nhiên, cần căn cứ vào chủ nghĩa dân tộc chân chính, cộng với công lí phổ quát của nhân loại mà thực hiện công việc viết của mình. Nói cụ thể, Pháp xâm lược Việt, đặt ách nô lệ trên dân tộc Việt, thế thì chính nghĩa thuộc về Việt. Nhân loại, trên các nước, chắc chắn đều chấp nhận như thế.

Nói cụ thể hơn, trong trường hợp viết về chiến tranh xâm lược (Pháp + Thiên Chúa giáo) và chống xâm lược (Việt) như đã nêu, chắc hẳn các cụm từ sau đây phải được xem là khách quan, trung lập (dùng theo từ ngữ của Wikipedia): giặc Pháp, tả đạo Thiên Chúa La Mã; nghĩa sĩ Cần vương, lương dân sát tả đạo... Phải gọi các thực thể đúng bản chất của nó bằng các từ ngữ thật chính xác (*).

Như vậy, có nghĩa là phải khách quan hóa bài viết, nhưng không phải đến mức có lợi cho cái ác, cái xấu (chủ nghĩa thực dân).

2.

Nếu theo cách chỉ liệt kê lại các nhận định của các nhà nghiên cứu, thì xin cảnh giác một loại nguy cơ và nguy cơ ấy đã từng xảy ra khá phổ biến. Đó là, có nhiều nhà nghiên cứu bị mua chuộc, hoặc do "lỗ hổng" trong kiến thức của họ, hoặc do trí nhớ của chính họ phản bội lại họ, hoặc do chính kiến chi phối một cách vô thức hoặc hữu thức, mà họ cứ đưa bừa ra một số bài viết, một số câu phát biểu; sau đó, những người làm công việc liệt kê cứ thế mà xếp vàng thau lẫn lộn một cách rất máy móc; và hậu quả tiếp theo, người ta sẽ lợi dụng TÍNH TRUNG LẬP "MÁY MÓC" để bất kì nhân vật lịch sử nào cũng có những vết bẩn ít ra là không nhỏ!

Do đó, liệt kê một cách khách quan, không đưa ra sự bình giá từng loại nhận định (theo yêu cầu của Tổ chức Wikipedia đa ngôn ngữ), nhưng cũng phải thấu đáo, phân biệt đúng sai, và phải lường trước loại nguy cơ trên.

3.

Để rõ hơn, xin phép thành viên Trần Thế Trung, tôi mạn phép đặt giả thiết:

Nhân vật lịch sử Trần Văn ABCYZ (**) vốn không có một tì vết nào, nhưng nhân vật này làm quản lí WIKIPEDIA, nên cũng có người ghét, cho là độc tài, trịch thượng, thậm chí bảo Trần Văn ABCYZ là người bị Thiên Chúa giáo, thực dân Pháp mua chuộc bằng tiền, Trần Văn ABCYZ đích thị là tay sai của đế quốc Mỹ trong chính sách thực dân mới trên internet. Thế rồi, trong tiểu sử của Trần Văn ABCYZ, người ta thêm một câu: "Có người cho rằng Trần Văn ABCYZ độc tài, trịch thượng và có người còn cho rằng Trần Văn ABCYZ là người bị Thiên Chúa giáo, thực dân Pháp mua chuộc bằng tiền, Trần Văn ABCYZ đích thị là tay sai của đế quốc Mỹ trong chính sách thực dân mới trên internet ...". Thêm vào giả thiết: Có người cho Trần Văn ABCYZ cướp của giết người, vậy có nên liệt kê thêm vào tiểu sử của nhân vật lịch sử Trần Văn ABCYZ 2 tội danh "cướp của, giết người" không?

Thành thật xin lỗi vì đã mạn phép đặt giả thiết như vậy.

Kính mong thành viên quản lí Trần Thế Trung (& tất cả các thành viên Wikipedia) suy nghĩ lại giúp.

Trần Xuân An

58.186.39.121 03:49, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)

58.186.39.121 04:16, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Tran Xuan An 03:33, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)


_______________________

(*) Tôi mới bổ sung thêm mấy dòng này và một vài chữ khác cho rõ ý hơn.

(**) Để tránh những ngộ nhận không đáng có, tôi đã đổi cái tên riêng Trần Thế Trung của quý thành viên này trong giả thiết trên, mặc dù đã có lời xin mạn phép, thành Trần Văn ABCYZ.


Tran Xuan An 07:14, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)



Lấy từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o
_lu%E1%BA%ADn:Ki%E1%BA%BFn_Ph%C3%BAc


7 giờ 03 phút, ngày 06 tháng 7 năm HB6 (2006) tại Việt Nam
TXA.